Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu chè sang Trung Quốc của công ty TNHH phát triển công nghệ và thương mại Tôn Vinh (Trang 38 - 39)

Nhân công là một nhân tố tương đối quan trọng trong chi phí sản xuất nên sản phẩm chè Do sản phẩm chè xanh khô, chè đen khô xuất khẩu sang thị

2.3.2.2.1.Nguyên nhân chủ quan

Về chất lượng chè: nhu cầu thị trường Trung Quốc đòi hỏi chất lượng ngày càng cao hơn trong khi đó chất lượng chè của ta còn thấp chỉ đạt mức trung bình thế giới. Sức mạnh của chè Công ty vẫn còn rất yếu do chủ yếu xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô (để bao gói). Việc quản lý chất lượng sản phẩm chè xuất khẩu trong cả hai khâu sản xuất và lưu thông, việc quản lý sử dụng thuốc trừ sâu còn thiếu chặt chẽ… dẫn đến làm giảm uy tín của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế, điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến giá bán của chè Việt Nam không cao và bị ép giá.

Chất lượng sản phẩm chè vẫn còn thấp là do trong khâu sản xuất nguyên liệu và chế biến chè còn nhiều tồn tại cụ thể:

Trong sản xuất nguyên liệu:

Về giống: Không có giống tốt, giống đặc sản chỉ có giống chè TD1 và PH1 là chủ lực nên chất lượng chè búp tươi vẫn còn thấp. Do đầu tư thấp, một số khâu kỹ thuật canh tác quan tâm chưa đầy đủ như: chế độ bón phân (sử dụng phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh tổng hợp chưa nhiều và đủ để thay thế phân vô cơ), làm cho nhiều vườn chè xuống cấp cho năng suất thấp, chất lượng nguyên liệu kém. Việc sử dụng thuốc trừ sâu còn tuỳ tiện làm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm. Đa số các vườn chè của Tổng công ty chưa được chú trọng trồng cây chắn gió, cây bóng mát, bổ sung và thay thế cây trồng trong các vườn chè. Công tác thuỷ lợi cũng chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến các vườn chè bị xói mòn.

Trong chế biến: nhà máy không thực hiện đúng quy trình chế biến chè, trong vận chuyển và bảo quản nguyên liệu chè còn bị chịu chèn ép, chất đống. Công đoạn hái chè là công đoạn quan trọng nhất của việc nâng cao chất lượng sản phẩm chè,

vẫn chưa được quan tâm đúng mức: héo quá sống, thường xuyên sử dụng nhiệt độ cao cho héo, một số đơn vị cắt xén quy trình vò (vò thiếu trọng lượng, thời gian ngắn), lên men kéo dài, sàng thành phẩm và bốc mẫu không chuẩn, gạn ép. Thu mua nguyên liệu già, không đúng phẩm cấp dẫn đến giá thành chế biến cao trong khi giá bán lại thấp.KCS tại các nhà máy chưa kiểm tra, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho từng mẻ, từng ca sản xuất

Nhà máy chỉ chú trọng về số lượng mà ít quan tâm thực sự đến chất lượng. Một số cán bộ kỹ thuật còn chủ quan buông lỏng và không coi trọng quản lý kỹ thuật, công nhân kỹ thuật còn thiếu trách nhiệm trong công việc của mình.

Về cơ chế tổ chức: Không năng động về phương thức kinh doanh so với các đối thủ khác, cán bộ phòng kinh doanh còn thiếu, nhất là khâu giao dịch đối ngoại, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ còn hạn chế. Chế độ lương bổng đối với cán bộ công nhân viên còn thấp so với các ngành khác cho nên chưa tạo được động lực thúc đẩy sự năng động và nhiệt tình của những người làm công tác kinh doanh.

Nguồn vốn: Nguồn vốn của Công ty TNHH phát triển công nghệ và thương mại Tôn Vinh không phải là lớn, Công ty phải sử dụng vốn vay để sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư cho hoạt động xuất khẩu còn hạn hẹp dẫn đến công tác tạo nguồn hàng khó khăn, đôi khi do lãi vay làm cho giá thành cao. Mặt khác do hạn chế về vốn cho nên không có điều kiện đầu tư vào việc sản xuất ra những mặt hàng chất lượng cao, hay sản xuất ra những mặt hàng phù hợp từng thị trường. Do hạn chế vốn nên Tổng công ty không có điều kiện thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại ở thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu chè sang Trung Quốc của công ty TNHH phát triển công nghệ và thương mại Tôn Vinh (Trang 38 - 39)