Kế hoạch hành động ngắn hạn cho Cục Xúc tiến thương mại.

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ việt nam (Trang 50 - 53)

7 Đánh giá triển vọng của các bên tham gia.

8.2Kế hoạch hành động ngắn hạn cho Cục Xúc tiến thương mại.

Về kế hoạch hành động ngắn hạn cho Cục Xúc tiến thương mại, cần thiết thực hiện đáp ứng những nhu cầu trước mắt của các công ty và thực hiện chương trình xây dựng năng lực trong 02 năm cho các nhà xuất khẩu hàng thủ công.

Thành lập Hiệp hội các nhà xuất khẩu hàng thủ công

Mục tiêu đề ra là trong vòng 06 tháng, Hiệp hội các nhà xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, có khả năng vận hành Trung tâm Thông tin ngành thủ công và làm việc với Cục Xúc tiến Thương mại về thực hiện các chương trình Sáng kiến Phát triển và Thiết kế Sản phẩm, Đào tạo kỹ thật và Tham gia vào các hội chợ thương mại:

 HIệp hội các nhà xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VHEA) thực hiện những vấn đề về xây dựng năng lực cho 1.200 các nhà xuất khẩu hiện tại. Kiến thức của họ sẽ được nâng cao hơn và họ sẽ được hỗ trợ cải thiện hơn nữa các hoạt động của mình. Trong vài năm gần đây, do có nhiều nhà xuất khẩu đang phát triển nhanh chóng, nên có nhu cầu lớn về nâng cao kỹ năng tổ chức và năng lực kỹ thuật. Năng lực của các nhà xuất khẩu tăng lên sẽ làm cho sức tăng trưởng của xuất khẩu cũng tăng lên.

Trong khi đợi hiệp hội mới được thành lập và vận hành, một nhóm công tác gồm các nhà xuất khẩu dưới dạng câu lạc bộ sẽ được tổ chức và hoạt động trên cơ sở cả thường kỳ và và cả không theo thể thức. Trước tiên, nhóm sẽ thành lập Trung tâm Thông tin ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam, trung tâm này là một bộ phận của hiệp hội khi hiệp hội đã được chính thức thành lập trong thời gian tới.

 Các chương trình Đào tạo kỹ thuật, Phát triển sản phẩm, Sáng kiến thiết kế và Tham gia hội trợ thương mại cũng liên quan đến xây dựng năng lực cho các nhà xuất khẩu và giúp họ tăng cường năng lực cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, họ cũng có thể được sử dụng như những công cụ để mở rộng quy mô sản phẩm, củng cố các tiểu ngành kém phát triển và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường trực tiếp .

Nguồn tài chính: (1) Từ Quỹ Xúc tiến thương mại của Nhà nước; (2) Dự án VIE 61/94; (3) HRPC; (4) Các nhà xuất khẩu.

Trung tâm Thông tin ngành thủ công mỹ nghệ (VCIC)

Hoạt động

 Thu thập và phân phối thông tin thị trường, cung cấp tri thức thị trường

 Nghiên cứu và tư vấn công nghệ

 Nâng cao kiến thức về xuất khẩu – đào tạo (kỹ năng marketing, Thương mại điện tử (E-com- merce), nghiên cứu thị trường, quản ký doanh nghiệp)

 Diễn đàn thảo luận trực tuyến về khuyến khích liên kết hiệu quả giữa các công ty

 Quản lý một chương trình lớn về nâng cao khả năng tiếp cận với các nhà cung cấp dịch vụ khu vực tư nhân.

 Kinh doanh một trạm (One-stop shop) cho các nhà nhập khẩu

 Nghiên cứu và phát triển các kế hoạch hành động nhằm cải thiện tình trạng về nguồn nguyên liệu thô.

 Triển khai các dự án phát triển quan hệ đối tác khu vực Nhà nước-Tư nhân với các khách hàng quốc tế chính của Việt Nam.

Đơn vị có chức năng pháp lý:

 Nên thuộc về Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủ công mỹ nghệ.

 Làm việc với một mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ khu vực tư nhân.

Mục tiêu:

 Thành lập tổ chức tự vận hành một cách bền vững trên cơ sở thu phí dịch vụ và phí thành viên.

Nguồn tài chính trong 02 năm:

300,000 đôla Mỹ từ Quỹ Xúc tiến thương mại của Nhà nước; Dự án VIE 61/94.

 Vận động thành lập Hiệp hội  Trang thiết bị và thư viện  Nâng cao nhận thức

 Các chuyến nghiên cứu và khảo sát thị trường Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ: Các chuyến thăm hội chợ thương mại quốc tế chính, thu thập thông tin về quy mô sản phẩm, xu hướng thị trường và thông tin liên hệ của các nhà nhập khẩu hàng đầu, phát triển cơ sở dữ liệu của các nhà nhập khẩu quốc tế.

 Các chuyến nghiên cứu, khảo sát về công nghệ sản xuất và hoàn thiện sản phẩm mà các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam ở châu Á thường sử dụng.

 Hỗ trợ phát triển mô hình kinh doanh bền vững cho VCIC.

 Triển khai chương trình hỗ trợ nhằm tăng cường sự tiếp cận của các nhà xuất khẩu tới các dịch vụ và các điều kiện về các nguồn tài chính dành cho đào tạo.

 Kế hoạch chia xẻ chi phí với các nhà xuất khẩu và các nhà cung cấp dịch vụ.

Chương trình đào tạo kỹ thuật

Hoạt động:

 Đào tạo về chế biến và xử lý

 Kỹ thuật xử lý tre (không bị nấm mốc và mối mọt)

 Sấy khô gỗ và xử lý/bảo tồn gỗ (không bị nứt, biến dạng và mối mọt)

 Xử lý cói, bèo tây để lưu giữ sắc màu tự nhiên (xanh lá cây) và không bị nhiễm nấm mốc và mối mọt)

 Nguyên liệu dệt (lụa, cotton, sợi gai) và kỹ thuật nhuộm nguyên liệu để có được màu ổn định và

Tài chính trong 02 năm:

100,000 đôla Mỹ từ chính phủ/Quyết định 13, từ các nhà xuất khẩu, các học viên và các nhà tài trợ quốc tế, bao gồm cả Dự án VIE 61/94.

bền.

Cơ quan có chức năng pháp lý:

 Do VCIC và VHEA điều hành

Mục tiêu

 Cung cấp các khoá đào tạo giữa kỳ trên cơ sở thu phí.

Phát triển sản phẩm và Sáng kiến thiết kế

Hoạt động:

 Xây dựng năng lực cho các nhà thiết kế của Việt Nam thông qua hợp tác với Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp hoặc các đối tác khác trong nước và chuyên gia quốc tế.

 Liên kết các nhà thiết kế của Việt Nam với các nhà xuất khẩu theo hình về các chương trình thực tập.

 Tạo điều kiện cho các nhà thiết kế của Việt Nam tiếp cận được các xu hướng của thị trường.  Đào tạo các nhà thiết kế của Việt Nam về các

mô hình kinh doanh thích hợp với loại hình nghề nghiệp tự do.

Cơ quan có chức năng pháp lý:

 Do Cục Xúc tiến Thương mại điều hành  Quan hệ đối tác với Trường đại học Mỹ thuật

công nghiệp.

 Phối hợp với Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủ công mỹ nghệ.

Mục tiêu

 Thúc đẩy sự phát triển của các cơ cấu độc lập, cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.

 Là viên gạch đầu tiên xây nên Trung tâm Phát triển và Thiết kế sản phẩm.

Funding for 2 years:

200,000 đôla Mỹ

 Đào tạo 30 nhà thiết kế trong nước và 02 giảng viên do chuyên gia tư vấn quốc tế thực hiện.  Xây dựng các hệ thống thông tin bền vững cho

phép thực hiện các hoạt động dự báo…

 Chương trình thực tập dành cho các nhà thiết kế của các doanh nghiệp xuất khẩu.

 Đào tạo các nhà thiết kế trong nước về các mô hình kinh doanh dành cho các nhà thiết kế hành nghề tự do.

Vườn ươm doanh nghiệp (incubator) khuyến khích tham gia vào hội chợ thương mại quốc tế

Hoạt động

 Chương trình hỗ trợ dành cho các công ty xuất khẩu hướng vào các thị trường mới thông qua hoạt động tham gia hội trợ thương mại quốc tế .  Kết hợp với đào tạo các nhà xuất khẩu

 Hỗ trợ hoạt động marketing bên ngoài cho lần đầu tham gia hội chợ thương mại

 Các công ty tham gia liên tục vào các hội trợ thương mại trong 2-3 năm

Nguồn tài chính cho 02 năm

450.000 đôla Mỹ

 Lựa chọn 3-5 nhóm từ 5-10 công ty tham gia đều đặn tham gia vào 01 hội chợ thương mại quốc tế.

 Lựa chọn ra 03-05 hội chợ thương mại

 Hỗ trợ chi phí tham dự hội chợ thương mại cho 02 lần tham dự liên tiếp ở cùng một hội chợ (dựa trên phương thức chia xẻ 50% chi phí)

 Thực hiện phối hợp với đơn vị về hội chợ triển lãm thuộc khu vực tư nhân.

Đơn vị pháp lý

 Dự án do Cục Xúc tiến thương mại điều hành  Phối hợp với VHEA về sử dụng nguồn hỗ trợ

cho hội chợ thương mại và lựa chọn người tham gia.

Mục tiêu

 Cho phép các nhà xuất khẩu phát triển thị trường mới

 Khởi xướng các hoạt động tham gia hội chợ thương mại bền vững

 Sẽ cho phép việc mở rộng liên tục các gian hàng tham gia vào hội chợ thương mại cấp quốc gia của Việt Nam và cả sự liên kết bền lâu của các công ty.

 Tổ chức các gian hàng chung của Việt Nam kết hợp với một nhà tổ chức hội chợ thương mại thuộc khu vực tư nhân, người có khả năng phát triển một mô hình kinh doanh bền vững.

 Tiếp cận mang tính hội nhập bao gồm tham gia hội trợ thương mại, đào tạo cho các nhà xuất khẩu và xúc tiến vào thị trường đích trên cơ sở phối hợp với chuyên gia tư vấn quốc tế.

 Có thể liên kết với các chương trình tham gia hội chợ thương mại của tổ chức SIPPO Thuỵ Sĩ dành cho hoạt động tham dự hội chợ thương mại ở EU.

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ việt nam (Trang 50 - 53)