3 Các điều kiện về khung chính sách
3.4 Các quỹ hỗ trợ tài chính
Trong thời gian qua, tuỳ theo mức độ liên quan về tài chính thương mại, các doanh nghiệp của ngành có thể tiếp cận được các nguồn tài chính sau:
Quỹ Hỗ trợ Phát triển: Chính phủ đã thiết lập một Quỹ Hỗ trợ phát triển nhằm hỗ trợ các tỉ lệ lãi suất cho các nhà xuất khẩu hàng thủ công sau đầu tư (các khản vay từ các ngân hàng thương mại) và cung cấp bảo đảm tín dụng cho các dự án đầu tư. Sau khi gia nhập WTO, Quỹ hỗ trợ phát triển sẽ chuyển đổi thành Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu quốc gia: Quỹ này do Chính phủ thành lập nhằm cung cấp tín dụng ưu đãi xuất khẩu và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản
xuất hàng xuất khẩu, tiến hành các hoạt động kinh doanh hướng vào xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu hàng thủ công có thể vay các khoản vay ngắn hạn để mua nguyên liệu thô và những thiết bị phục vụ sản xuất để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu. Tỉ lệ vay sẽ không vượt quá 80% của giá trị Thư tín dụng (L/C) và không vượt quá 70% giá trị hợp đồng xuất khẩu.
Quỹ Hỗ trợ Phát triển công nghệ và Khoa học quốc gia: Cung cấp các khoản tín dụng với những điều kiện thuận lợi hay các tỉ lệ lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ, chuyển giao và đổi mới công nghệ.
Quỹ từ Chương trình xúc tiến thương mại: Các nhà xuất khẩu có thể được hỗ trợ với mức 50% chi phí thuê chuyên gia trong nước và chuyên gia nước ngoài tư vấn về phát triển xuất khẩu và thiết kế mẫu mã sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng của hàng hoá và dịch vụ. Họ cũng soẽ được hỗ trợ 50% đào tạo ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu và kỹ năng kinh doanh. Đối với các khoá đào tạo ở nước ngoài, sự hỗ trợ tập trung vào các khoá đào tạo chuyên môn về phát triển sản phẩm và không quá 03 tháng. Bên cạnh đó, các nhà xuất khẩu có thể được hỗ trợ 100% kinh phí thuê gian hàng, chi phí trang trí tổng thể gian hàng ở hộ trợ thương mại và tổ chức các cuộc hội thảo (nếu có) khi tham gia vào các hội trợ hoặc triển lãm thương mại ở nước ngoài; hỗ trợ 100% chi phí vé máy bay và tổ chức hội thảo và các cuộc hội đàm giao dịch thương mại cho các hoạt động khảo sát thị trường nước ngoài…
Quỹ quốc gia về tạo công ăn việc làm: Các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công có thể vay tiền từ Quỹ Quốc gia dành cho việc tạo công ăn việc làm với tổng số tiền lên đến 20 triệu đồng (cho nhà sản xuất) hoặc 500 triệu đồng (cho nhà xuất khẩu) với lãi suất ưu đãi.
Quỹ mở rộng ngành nghề nông thôn: Bộ Công nghiệp sẽ dành ngân sách cho việc phát triển các ngành ở nông thôn về đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm và xúc tiến thương mại…
Quỹ từ các chương trình và dự án: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thực hiện một dự án “Một làng nghề, một sản phẩm”, dự án sẽ thực hiện từ năm 2006 tới năm 2015 với ngân sách dự kiến là 7,2 triệu đôla Mỹ.
Bên cạnh các nguồn tài chính kể trên, các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công có thể vay tiền từ các hệ thống tài chính ở Việt Nam phù hợp với Luật Tín dụng (Credit Law). Đặc biệt, họ có thể vay từ các nguồn:
Các ngân hàng thương mại (04 ngân hàng nhà nước với hơn 1.200 chi nhánh trên cả nước, 36 ngân hàng cổ phần, 15 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 04 ngân hàng liên doanh). Quỹ Tín dụng nhân dân
Mặc dù tất cả các ngân hàng đều cố gắng đưa ra những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, nhưng tất cả các ngân hàng đều yêu cầu việc thế chấp cho số lượng vay, thậm chí là khoản ký quỹ đó phải thuộc quyền sở hữu trực tiếp của người vay hoặc do bên thứ ba đứng ra bảo lãnh.