Điện dung của một vật dẫn cô lập Tụ điện

Một phần của tài liệu phân tích những kiến thức cơ bản chương điện tích (Trang 45 - 48)

10.1. Điện dung của một vật dẫn cô lập

Vật dẫn cô lập được hiểu là vật dẫn cách rất xa các vật dẫn khác.

Điện dung của một vật dẫn cô lập là một đại lượng về giá trị bằng điện tích mà vật dẫn tích được khi điện thế của nó bằng một đơn vị điện thế.

Hình 9.6: Sự phân cực của điện môi có cực

q = C = C V

(10.1)

q là điện tích truyền cho vật

V là điện thế của vật

C là điện dung của vật dẫn cô lập

Điện dung của vật dẫn cô lập không phụ thuộc vào điện tích của vật mà phụ thuộc vào dạng mặt ngoài của vật và môi trường đặt vật.

Trong hệ đơn vị SI, đơn vị của điện dung gọi là fara (ký hiệu là F). Fara là một giá trị rất lớn; vì vậy

người ta thường dùng các ước của nó là micrôfara (ký hiệu là

F

µ

), nanôfara (ký hiệu là nF) và picôfara (ký hiệu là pF).[5] 1 F µ = 10-6F 1nF = 10-9F 1pF = 10-12F

10.2. Tụ điện. Điện dung của tụ điện

10.2.1. Định nghĩa tụ điện

♦ Hệ thống hai vật dẫn mà giữa chúng xảy ra hiện tượng hưởng ứng toàn phần tạo nên một tụ điện [11]

♦ Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau. Mỗi vật dẫn đó được gọi là một bản của tụ điện. Khoảng không gian giữa hai bản có thể là chân không hay bị chiếm bởi một chất điện môi nào đó. [sgk]

Cách định nghĩa ở sách giáo khoa giúp học sinh dễ dàng tiếp thu bài hơn

Kí hiệu :

Tụ điện có điện dung thay đổi được, kí hiệu :

Nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện (ắc-quy hay máy phát tĩnh điện), thì hai bản của tụ điện sẽ tích điện trái dấu nhau. Khi đó ta nói là tích điện hay nạp điện cho tụ điện

Nếu ta nối hai bản tụ điện đã tích điện với một điện trở, thì sẽ có dòng điện chạy qua điện trở. Điện tích trên các bản tụ điện giảm dần đi. Ta nói tụ điện đã phóng điện. Do có khả năng tích và phóng điện như vậy, nên tụ điện có nhiều ứng dụng trong kĩ thuật điện và điện tử.

Một phần của tài liệu phân tích những kiến thức cơ bản chương điện tích (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w