Vật dẫn nhiễm điện 2 Quả cầu thử bằng kim loạ

Một phần của tài liệu phân tích những kiến thức cơ bản chương điện tích (Trang 40 - 41)

2. Quả cầu thử bằng kim loại 3. Tay cầm bằng nhựa 4. Tĩnh điện kế

Giả sử vật dẫn đang xét đang tích điện. Trong trường hợp này điện trường bên trong vật dẫn cũng bằng không vì vật dẫn cân bằng điện. Do đó bên trong vật dẫn vẫn trung hoà về điện. Điều đó có nghĩa là điện tích truyền cho vật chỉ phân bố ở mặt ngoài của vật. Điều này có thể giải thích được nếu chú ý rằng các điện tích cùng dấu bao giờ cũng đẩy nhau, vì vậy bao giờ chúng cũng có xu hướng ở cách nhau xa nhất có thể được.

Vậy các điện tích phân bố ở mặt ngoài vật dẫn.

Sự phân bố điện tích trên mặt vật dẫn phụ thuộc vào hình dạng của mặt đó. Vì lý do đối xứng, trên những vật dẫn có dạng mặt cầu, mặt phẳng vô hạn, mặt trụ dài vô hạn... điện tích được phân bố đều. Đối với những vật dẫn có hình dạng bất kỳ, sự phân bố điện tích trên mặt vật dẫn sẽ không đều. những chỗ lồi, điện tích tập trung nhiều hơn; ở những chỗ mũi nhọn điện tích tập trung nhiều nhất; ở những chỗ lõm hầu như không có điện tích. Vì vậy tại vùng lân cận mũi nhọn điện trường rất mạnh. Dưới tác dụng của điện trường này một số ion dương và electron có sẵn trong khí quyển chuyển động có gia tốc và mau chóng đạt vận tốc rất lớn. Chúng va chạm vào các phân tử không khí, gây hiện tượng ion hoá: số ion sinh ra ngày càng nhiều. Các hạt mang điện trái dấu với điện tích trên mũi nhọn sẽ bị mũi nhọn hút vào, do đó các điện tích trên mũi nhọn mất dần. Trái lại, các hạt mang điện cùng dấu với điện tích mũi nhọn sẽ bị đẩy ra xa; chúng kéo theo các phân tử không khí, tạo thành luồng gió và được gọi là

gió điện. Hiện tượng mũi nhọn bị mất dần điện tích và tạo thành gió điện được gọi là hiệu ứng mũi nhọn. Các cột chống sét là một trong những ứng dụng của hiện tượng này.

Hình 9.3: Thí nghiệm về sự phân bố điện tích ở mặt ngoài vật dẫn.

Một phần của tài liệu phân tích những kiến thức cơ bản chương điện tích (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w