Điện trường đều

Một phần của tài liệu phân tích những kiến thức cơ bản chương điện tích (Trang 33 - 34)

F, F ,F r rr

7.5. Điện trường đều

Một điện trường mà vectơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng nhau gọi là điện trường đều.

Theo tính chất của đường sức, ta suy ra các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song cách đều nhau.

☺ Lưu ý:

- Khái niệm điện trường là một khái niệm rất trừu tượng đối với học sinh vì thế cần dạy học một cách cụ thể. Trước hết cần phải đặt vấn đề vì sao các vật tích điện ở xa nhau lại có thể hút hoặc đẩy nhau, dù chúng nằm trong bất kỳ môi trường nào, ngay cả trong chân không. Sau đó dùng phương pháp so sánh tương tự như khi kéo hoặc đẩy một vật ở xa bằng sợi dây chỉ hay cây gậy. Từ đó có thể suy ra rằng một vật tích điện tác dụng lên một vật tích điện khác ở xa cũng phải thông qua một môi trường vật chất nào đó mà mắt không nhìn thấy và ta cũng không cảm giác được. Môi trường vật chất truyền lực tương tác điện đó gọi là điện trường.

- Điện trường có hai đặc trưng: đặc trưng về mặt tác dụng lực là cường độ điện trường và đặc trưng về mặt dự trữ thế năng là điện thế.

- Điện trường là có thực còn đường sức chỉ là mô hình của tư duy dùng để nhận thức về sự tồn tại của điện trường.

Hình 7.6: Các đường sức ở giữa hai tấm kim loại phẳng, rộng, song song, mang điện tích trái dấu, có độ lớn bằng nhau. Các đường sức này song song với nhau và cách đều nhau

- Một vật tích điện bao giờ cũng sinh ra xung quanh nó một điện trường, từ đó suy ra cáo bao nhiêu vật tích điện thì trong không gian xung quanh nó có bấy nhiêu điện trường.[9]

Một phần của tài liệu phân tích những kiến thức cơ bản chương điện tích (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w