Các tính chất của đường sức điện trường

Một phần của tài liệu phân tích những kiến thức cơ bản chương điện tích (Trang 31 - 33)

F, F ,F r rr

7.3.2. Các tính chất của đường sức điện trường

* Tại mỗi điểm trong điện trường , người ta có thể vẽ được một đường sức điện đi qua và chỉ một mà thôi.

* Các đường sức điện trường là đường cong không khép kín. Nó xuất phát từ các điện tích dương và tận cùng ở điện tích âm.

* Các đường sức điện không bao giờ cắt nhau.

Quy ước: Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức điện ở đó được vẽ mau hơn (dày hơn), nơi nào cường độ điện trường nhỏ hơn thì các đường sức ở đó được vẽ thưa hơn.

Hình 7.1: Đường sức điện và vectơ cườmg độ điện trường

Hình 7.2: Đường sức điện trường của một điện tích điểm

Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích điểm, lưỡng cực điện, đĩa tròn mang điện...phụ thuộc

vào tính chất của môi trường (E tỉ lệ nghịch với ε). Khi đi qua mặt phân cách của hai môi trường, cường độ điện trường E biến đổi đột ngột; vì vậy phổ các đường sức điện trường bị gián đoạn ở mặt phân cách của hai môi trường.

7.4. Điện phổ

Dùng một loại bột cách điện rắc vào dầu cách điện và khuấy đều. Sau đó đặt một quả cầu nhỏ nhiễm điện vào trong dầu. Gõ nhẹ vào khay dầu thì các hạt bột sẽ sắp xếp thành các “đường hạt bột”. Ta gọi hệ các “đường hạt bột” đó là điện phổ của quả cầu nhiễm điện.[6] Điện phổ cho phép ta hình dung dạng và sự phân bố các đường sức điện.

Hình 7.3: Đường sức điện trường của hệ hai điện tích điểm

Hình 7.5: Điện phổ của điện trường giữa hai tấm kim loại phẳng, rộng, song song, mang điện tích trái dấu, có độ lớn bằng nhau Hình 7.4: Điện phổ của hai quả

Một phần của tài liệu phân tích những kiến thức cơ bản chương điện tích (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w