Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu ''Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 79 - 84)

- Thu từ hoạt động khác 121 180 +48,7 230 27,

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

♦ Hoàn thiện khung pháp lý, xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DNXL và cho ngân hàng:

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về tài chính nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cả về nghĩa vụ và các ưu đãi của Nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, thành phố. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi dành quỹ đất cho các DNXL để có mặt bằng sản xuất phù hợp, có chính sách khuyến khích xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các DNXL có mặt bằng xây dựng tập trung cơ sở sản xuất và được ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp theo quy định của pháp luật.

- Có chính sách khuyến khích các DNXL liên kết, hợp tác với các DN khác trong sản xuất nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNXL.

- Có chính sách đầu tư trong nước tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát huy tối đa các tiềm năng của các thành phần kinh tế.

- Thực hiện triệt để công tác cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cho các DNXL trong việc thành lập và đăng ký kinh doanh.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển thị trường mua bán nợ, thị trường bảo hiểm tín dụng để có thể giảm thiểu phòng ngừa và phân tán rủi ro tín dụng, cần có các chính sách thích hợp để thị trường chứng khoán nước ta phát triển mạnh và sôi động hơn nữa nhằm làm giảm sức ép lên ngân hàng trong việc cấp vốn hoạt động cho doanh nghiệp.

3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng NHNN(CIC) cập nhật các khách hang vay vốn, bắt buộc các TCTD phải báo cáo. Thành lập các Công ty đánh giá tín dụng. Nâng cao hiệu quả và phạm vi hoạt động của CIC; CIC phải thực sự là trung tâm cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về tình hình tín dụng của khách hàng. NHNN có quy định bắt buộc các Ngân hàng thương mại thực hiện chế độ báo cáo chính xác và thường xuyên hơn nữa. Đồng thời xây dựng ban đánh giá xếp loại chất lượng tín dụng của khách hàng dư nợ. Trung tâm CIC cho phép khai thác lịch sử tín dụng của khách hàng nói chung và khách hàng cá nhân nói riêng.

- Tổ chức nâng cao vai trò của Hiệp hội ngân hàng Việt nam nhằm đưa ra các kiến nghị, tiếng nói chung để tránh khỏi những động cơ cạnh tranh thiếu lành mạnh gây hậu quả xấu cho hoạt động của ngân hàng. Đồng thời

tiếng nói của Hiệp hội sẽ đại diện cho hệ thống ngân hàng phản ánh, kiến nghị những chính sách và yếu tố cần thiết trước các cơ quan quản lý nhà nước...

- NHNN cần phải ban hành một cơ chế riêng, một quy trình cho vay riêng đối với DNXL phù hợp với DNXL. Mở rộng các điều kiện cho vay đối với DNXL như vấn đề về tài sản đảm bảo..

3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Quân đội

 Thống nhất nhận thức và nhất quán trong thực hiện chính sách tín dụng với tầm nhìn dài hạn.

 Chủ động xây dựng một hệ thống các chỉ số và giới hạn có tính cảnh báo trước về các cạm bẫy và nguy cơ rủi ro cao cần

phòng tránh như những lĩnh vực ngân hàng không được cho vay thêm vì rủi ro cao hoặc đã đến ngưỡng (giới hạn cho vay đối với một ngành, một vùng cụ thể để phân tán rủi ro)

 Quan tâm đúng mức đến đan dạng hoá, hiện đại hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng. Đây là điều kiện tăng thu nhập từ dịch vụ, giảm áp lực tăng trưởng tín dụng đơn thuần, phòng ngừa rủi ro.

 Đa dạng hoá danh mục đầu tư, đa dạng hoá khách hàng. Không tập trung cho vay một loại khách hàng. một ngành hàng mà cần mở rộng đối tượng khách hàng, mở rộng đối tượng cho vay,mở rộng cho vay tiêu dùng, đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp xây lắp, cho vay phát triển kinh tế tư nhân, cho vay nông nghiệp, nông thôn...

 Ngân hàng nên tổ chức, củng cố lại bộ phận phòng tín dụng theo hướng dần dần chuyên môn hoá bộ phận tiếp xúc khách hàng và bộ phận quản lý khoản vay, nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong khi phải phát triển tín dụng, thực hiện việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng.

KẾT LUẬN

Ngân hàng có chức năng huy động mọi nguồn vốn trong nền kinh tế để cho vay nên nó là công cụ tích tụ và tập trung vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu, thực hiện tốt việc tự do di chuyển vốn từ ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Tín dụng ngân hàng cũng góp phần hút và đẩy tiền ra lưu thông, chống lạm phát, ổn định tiền tệ giá cả, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Vì thế chất lượng tín dụng luôn là vấn đề lớn, mang ý nghĩa sống còn đối với mỗi ngân hàng. Do đặc thù và phức tạp của ngành xây dựng mà vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNXL càng có ý nghĩa lớn cả về trước mắt và lâu dài.

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những nguyên nhân và khả năng có thể dẫn đến rủi ro cho tín dụng ngân hàng, bản chuyên đề đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng góp phần khuyến khích đầu tư, làm tăng trưởng và mang lại hiệu quả kinh tế và là một căn cứ cơ cấu lại ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng cổ phần nói riêng, mong rằng có thể đóng góp một phần ý kiến vào việc nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội trong giai đoạn hiện nay.

Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PGS.TS Phan Thị Thu Hà, cùng sự giúp đỡ của các anh chị ngân hàng tMCP Quân đội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Một phần của tài liệu ''Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng TMCP Quân đội (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w