Cơ chế bệnh sinh

Một phần của tài liệu Tài liệu răng hàm mặt - Răng và bộ răng (Trang 71 - 72)

I. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC

2. CƠ CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN BỆNH SINH 1 Nh ắc lại khái niệm bào thai học

2.2. Cơ chế bệnh sinh

Để giải thích cơ chế bệnh sinh, người ta dùng thuyết nụ mầm của Rhatke(1832), Dursy (1869) và His (1888), vào năm 1930 Victor Veau bổ xung thêm bằng thuyết tường chìm (Mur plongeant).

Theo thuyết nụ mầm, vào tuần lễ thứ 3 của bào thai, lúc thai khỏang 10mm, ở cung mang I vì túi não I và tim phát triển nhanh, giữa 2 khối não và tim hiện ra 1 chỗ lõm gọi là mồm nguyên thủy, ở bờ chung quanh của mồm nguyên thủy chồi ra 5 nụ, được gọi chung là nụ mặt. Nụ trán xuất hiện bờ trên của mồm nguyên thủy, hai nụ hàm trên ở hai bên và hai nụ hàm dưới ở phần dưới của mồm nguyên thủy. Từ nụ trán xuất hiện những nụ mũi phải (MP) và mũi trái (MT), được ngăn cách bởi khe giữa, mỗi nụ mũi phải và trái lại tách làm đôi, thành nụ mũi trong và nụ mũi ngoài, hai nụ này được ngăn cách bởiì rãnh khứu. Giữa nụ hàm trên và nụ mũi có xuất hiện khe ổ mắt mũi (khe OMM).

- Những nụ hàm trên cùng với nụ mũi trong phát triển và gắn dính với nhau, làm khép rãnh khứu, tạo thành lỗ mũi và môi bên hàm trên.

- Những nụ hàm trên và nụ mũi ngoài (MN) cùng phát triển và gắn dính với nhau lấp khe ổ mắt mũi, để lại rãnh gọi là rãnh mũi lệ, về sau cũng biến mất.

- Những nụ mũi trong phát triển và gắn dính với nhau ởđường giữa, tạo thành môi giữa hàm trên (nhân trung)

- Những nụ hàm trên và nụ hàm dưới cũng gắn dính với nhau tạo thành sự liên tục của má Như vậy lỗ miệng là một khe có 2 môi: môi trên được cấu tạo bởi những nụ mũi trong và nụ hàm trên. Môi dưới được cấu tạo bởi hai nụ hàm dưới. Người ta gọi giai đoạn này là giai đọan hình thành vòm miệng sơ phát gồm phần môi và xương ổ răng, từ lỗ khẩu cái trước (lỗ răng cửa) trở về trước.

Vào tuần thứ 8 khi bào thai khoảng 30mm, bắt đầu có sự hình thành vòm miệng thứ phát, gồm phần sau lỗ khẩu cái trước để ngăn cách hố miệng và hốc mũi. Vòm miệng thứ phát được hình thành xuất phát từ lỗ khẩu cái trước trở về phía sau (lưỡi gà).

Cũng từ thành của mồm nguyên thủy chồi ra 5 nụ:

- Một nụđứng dọc từ giữa nụ trán rũ xuống (tức vách ngăn mũi sau này).

- Hai nụ ngang trước gọi là nụ khẩu cái, từ hai nụ hàm trên hai bên tiến ra đường giữa tự gắn liền với nhau, tạo thành vòm miệng cứng.

- Hai nụ ngang sau còn gọi là nụ chân bướm khẩu cái, cũng xuất phát từ nụ hàm trên 2 bên, tiến ra đường giữa gắn dính với nhau, tạo thành vòm miệng mềm và lưỡi gà.

Article I. Hình 1: S hình thành ca vòm ming sơ phát (Formation du palais primaire) Rãnh khứu Nụ mũi trong Nụ mũi ngoài Nụ trán Mồm nguyên thuỷ Nụ hàm trên Nụ hàm dưới

Bờ sau của 2 nụ ngang trước gắn dính với bờ trước của 2 nụ ngang sau, tạo thành sự liên tục của vòm miệng.

Nếu vì một nguyên nhân nào đó (nội tại hoặc ngoại lai) tác động vào, làm ngưng trệ quá trình phát triển và gắn dính của các nụ mặt, sẽ dẫn đến các khe hở dị tật bẩm sinh hàm mặt tương ứng. Từ thuyết trên ta có thể có những loại khe hở sau:

- Khe hở môi bên hàm trên: nụ hàm trên không dính nụ mũi trong - Khe hở môi giữa hàm trên: 2 nụ không dính nhau

- Khe hở chéo mặt: nụ mũi ngoài không dính nụ hàm trên - Khe hở ngang mặt: nụ hàm trên không dính nụ hàm dưới - Khe hở môi dưới: 2 nụ hàm dưới không dính nhau - Khe hở vòm miệng cứng: 2 nụ ngang trước không dính - Khe hở vòm miệng mềm: 2 nụ ngang sau không dính

Lưu ý:

- Có thể khe hở môi mà không có khe hở hàm, nhưng ngược lại thì không thế

- Có thể có khe hở vòm miệng mềm mà không có khe hở vòm miệng cứng, nhưng ngược lại thì không thế.

Một phần của tài liệu Tài liệu răng hàm mặt - Răng và bộ răng (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)