I. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC
2. CƠ CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN BỆNH SINH 1 Nh ắc lại khái niệm bào thai học
4.2. Giới thiệu các phương pháp phẫu thuật tạo hình mô
4.2.1. Nguyên tắc - Lấp kín được khe hở
- Có hình thái bình thường về nhân trung, ranh giới da và làn môi đỏ; cung Cupidon, hình dáng cánh mũi.
4.2.2. Các phương pháp mổ
- Tạo hình bằng cách khâu giáp đơn thuần các bờ khe hở như phương phápVeau, Rosenthal, Husson - Rose...
- Tạo hình bằng cách khâu giáp phức hợp các bờ khe hở (tạo hình chữ Z) theo phương pháp Tennison, Millard...
5. DỰ PHÒNG
Khe hở dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt là một dị tật khá phổ biến, mà nguyên nhân rất khó xác định cụ thể, đây là loại dị tật bẩm sinh làm ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, tâm lý và chức năng phát âm, ăn uống, làm cho người bị dị tật luôn luôn có mặc cảm với mọi người trong xã hội. Việc điều trị cũng rất phức tạp, tốn kém và không được hoàn toàn như ý. Vì vậy, việc dự phòng để làm giảm tỷ lệ dị tật là rất đáng quan tâm, đặc biệt là việc giáo dục và khuyến cáo cho phụ nữở độ tuổi sinh con, cần lưu ý những yếu tố có nguy cơ gây dị tật như vấn đề: tuổi sinh con, nghề nghiệp, môi trường sống, tình trạng dinh dưỡng lúc mang thai, tình trạng tâm lý...
Việc điều trị, chăm sóc sớm và đúng cách các dị tật bẩm sinh hàm mặt, cũng góp phần trong việc dự phòng những rối loạn nặng thêm của dị tật. Cụ thể:
5.1. Dự phòng cấp 0
- Nhà nước cần có những chương trình làm sạch lại môi trường, đặc biệt là những vùng dân cư đã nhiễm thuốc khai quang trong chiến tranh
- Quan tâm đến chế độ bảo hộ lao động, tránh tai nạn lao động, tránh những chất độc trong nhà máy công xưởng sản xuất, chú ý về các chất phóng xạ và nhiệt độ
- Vận động nhân dân thực hiện tốt luật hôn nhân và tuổi sinh con hợp lý
- Tổ chức và vận động các hội đoàn trong xã hội, cùng với ngành y tế giúp đỡ về vật chất, tinh thần và điều trị sớm, đúng cách cho người bị dị tật bẩm sinh hàm mặt
5.2. Dự phòng cấp 1
Tuyên truyền và giáo dục cho phụ nữ tuổi sinh con có ý thức phòng, tránh những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh hàm mặt cho thai nhi: vấn đề tuổi sinh con, dinh dưỡng trong lúc mang thai, tình trạng tâm lý, sang chấn cơ học, an toàn trong lao động...
5.3. Dự phòng cấp 2
- Hướng dẫn cho người mẹ có con bị dị tật bẩm sinh hàm mặt biết cách cho bú, ăn tránh sặc, quan tâm đến dinh dưỡng cho cháu nhỏ.
- Điều trị kịp thời và đúng cách các trường hợp dị tật bẩm sinh hàm mặt, để phục hồi được phần nào về thẩm mỹ và chức năng cho người bị dị tật, tránh được phần nào mặc cảm tâm lý cho người bệnh và thân nhân.
5.4. Dự phòng cấp 3
- Mổ lại các trường hợp có sẹo xấu, thiếu chiều rộng, chiều cao của môi để đem lại thẩm mỹ hoàn thiện hơn cho người bệnh
- Dạy phát âm đúng sau các trường hợp phẫu thuật môi và vòm miệng./.
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
Câu 1: Tỷ lệ DTBS hàm mặt trung bình trên thế giới là
A. 1% D. 15 ‰
B. 1‰ E. 20 ‰
C. 10%
Câu 2: Trong các bệnh virus, bệnh nào có khả năng gây dị tật bẩm sinh cao nhất:
A. Sởi B. Thuỷđậu C. Cúm
D. Sốt xuất huyết E. Viêm gan B
Câu 3: Khe hở DTBS hàm mặt thường gặp nhất là:
A. Khe hở môi bên hàm trên B. Khe hở môi dưới
C. Khe hở môi giữa D. Khe hở chéo mặt E. Khe hở ngang mặt
Câu 4: Khe hở vùng mặt nào sau đây hiếm gặp:
A. Khe hở môi trên B. Khe hở hàm ếch mềm C. Khe hở môi dưới D. Khe hở hàm ếch cứng
Câu 5: Theo Rosenthal, tỷ lệ DTBS hàm mặt giữa Nữ và nam (nữ/nam) là: A. 1/3 B. 2/3 C. 3/3 D. 4/3 E. 5/3
Câu 6: Chẩn đoán khe hở môi toàn bộ hai bên, có nghĩa là cả 2 bên đều bị tổnthương:
A. Môi đỏ
B. Môi đỏ và một phần da
C. Môi đỏ và cả phần da đến hốc mũi D. Môi da đến hốc mũi và cả xương ổ răng
E. Môi đỏ, phần da đến hốc mũi và cả xương ổ răng
Câu 7: Các phương pháp điều trị các khe hở môi - hàm ếch bao gồm:
A. Chỉnh hình xương hàm, răng B. Dạy phát âm
C. Chăm sóc và nuôi dưỡng D. Phẫu thuật
E. Tất cảđúng
Câu 8. Theo thuyết "Nụ mầm", khe hở môi bên hàm trên là do thiếu sự ráp nối giữa hai nụ mũi trong.
A. Đúng B. Sai
Câu 9. Trong thực tế lâm sàng, nếu có khe hở cung răng thì luôn kèm theo khe hở môi.
A. Đúng B. Sai
Câu 10. Phẫu thuật khe hở hàm ếch là một phẫu thuật phức tạp, chảy nhiều máu, hậu phẫu khó khăn. Vì vậy, tốt nhất nên phẫu thuật lúc 15 tuổi trở lên.
A. Đúng B. Sai
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
1. Trần Thuý Nga (2001), Nha Khoa Trẻ Em, NXB Y Học TP.HCM.
Chương 9
CÁC KHỐI U LÀNH TÍNH
HAY GẶP Ở VÙNG MIỆNG - HÀM MẶT