III. NỘI DUNG CỦA CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG BAN ĐẦU
2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH RĂNG MIỆNG
2.4. Khám răng định kỳ
Hàng năm tổ chức khám rộng rãi cho cộng đồng, hoặc khuyến khích nhân dân nên đi kiểm tra răng miệng định kỳ, đặc biệt là trẻ em, nhằm phát hiện sớm tổn thương, đánh giá tình hình bệnh tật, và điều trị sớm hạn chế gây biến chứng.
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
Câu 1. Giáo dục sức khỏe răng miệng là một biện pháp dự phòng: A. Khó thực hiện B. Thụđộng C. Chủđộng D. Không công bằng E. Phân biệt tầng lớp xã hội văn hóa
Câu 2: Để phát hiện sớm ung thư niêm mạc miệng, cần hướng dẫn cho cộng đồng biết phải
đi khám ngay khi có vết loét ở niêm mạc miệng:
A. Đau dữ dội B. Chảy máu
C. Không lành sau 10 ngày điều trị kháng sinh D. Có bờ sùi
E. Không lành sau 15 ngày điều trị kháng sinh
Câu 3. Trước khi mọc răng, dinh dưỡng ảnh hưởng đến:
A. Thời gian mọc răng
B. Thành phần hóa học của răng C. Thời gian hình thành mầm răng D. Hình thái học của răng
E. Cấu tạo tủy răng
Câu 4. Calci có nhiều trong:
A. Thịt B. Trứng C. Sữa D. Đậu khuôn E. Cá biển Câu 5. Chải răng cần:
A.Chải nhiều lần trong ngày
B. Chải mạnh . C. Chải một lần vào buổi sáng thật kỹ D. Chải sau khi ăn E. Chải sau khi ngủ dậy Câu 6. Chải răng là một biện pháp giữ gìn vệ sinh răng miệng: A. Nhẹ nhàng và hữu hiệu B. Rẽ tiền nhưng ít hiệu quả C. Khó thực hiện và ít tác dụng D. Phức tạp nhưng hiệu quả E. Dễ làm nhưng mất thời gian
Câu 7. Fluor được sử dụng dưới dạng tại chỗ là:
A. Súc miệng với NaF D. Muối ăn có Fluor
B. Viên Fluor E. Fluor hóa nước trường học C. Fluor hóa nước máy
Câu 8. Trám bít hố rãnh là một biện pháp dự phòng sâu răng ưu tiên cho răng cối lớnvĩnh viễn thứ nhất ởđộ tuổi:
A. 2 - 3 tuổi D. 8 - 9 tuổi B. 5- 6 tuổi E. 10 - 11 tuổi C. 6 - 7 tuổi
Câu 9. Để dự phòng bệnh nha chu cần đi khám ngay khi thấy triệu chứng:
A. Tụt nướu D. Áp xe nướu
B. Chảy máu nướu E. Miệng hôi C. Răng lung lay
Câu 10. Sử dụng viên fluor khi nguồn nước có nồng độ fluor:
A. < 0,7ppm D. 0,3ppm B. 0,7ppm E. 0,1ppm C. < 0,3 ppm
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
1. Nguyễn Toại, Nguyễn Thúc Quỳnh Hoa, Lê Quý Thảo (2003), Giáo Trình Nha Cộng Đồng, Bộ môn RHM Trường ĐH Y Huế
2. Bộ Môn Nha Cộng Đồng Khoa Răng Hàm Mặt Đại Học Y Dược TP HCM (1995), Bài Giảng Nha Cộng Đồng
Chương 13
LIÊN QUAN GIỮA SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG
VỚI SỨC KHOẺ TOÀN THÂN
Mục tiêu
1 Phát hiện được các dấu hiệu ban đầu ở miệng khi mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc, thiếu vitamin, bệnh nội tiết, bệnh máu.
2. Chẩn đoán được viêm xoang do răng và giảđau răng do viêm xoang. 3. Chẩn đoán được nhiễm trùng mắt do răng và đau răng do một số bệnh mắt.
1. MỞĐẦU
Cơ thể là một khối thống nhất, giữa các cơ quan trong cơ thể khi hoạt động đều có sự
phối hợp qua lại lẫn nhau. Một khi xuất hiện bệnh lý ở cơ quan này thì có thể ít nhiều ảnh hưởng đến một hay nhiều cơ quan khác. Bệnh lý ở răng hàm mặt cũng như bệnh lý ở cơ quan khác cũng không tách rời quy luật trên.
2. SỰ LIÊN QUAN GIỮA RĂNG MIỆNG VÀ BỆNH TOÀN THÂN 2.1. Răng miệng và các bệnh nhiễm trùng