4. GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI 1 Đặc điểm xương hàm dướ i (XHD)
4.5. Điều trị gãy xương hàm dướ
4.5.1. Nguyên tắc điều trị
- Là một cấp cứu trì hoãn, có thể điều trị trong điều kiện có sửa soạn, khi đã loại trừ các nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
- Phục hồi tốt chức năng ăn nhai, nói, nuốt. - Lưu ý thẩm mỹ, tránh các biến chứng, di chứng. 4.5.2. Các bước điều trị
- Sơ cứu
+ Toàn thân: chống chóang, thông khí, cầm máu, chống nhiễm khuẩn.
+ Tại chỗ: nắn chỉnh cố định tạm thời bằng cách buộc chỉ thép liên kết các răng hai đầu gãy bằng nút số 8, nút hình bậc thang, nút Ivy..., cố định tạm thời hai hàm bằng băng cằm đỉnh và tăng cường băng trán chẩm.
- Điều trị chuyên khoa
+ Nắn chỉnh: bằng tay, lực kéo, bộ dụng cụ ngoài hay phẫu thuật.
+ Cốđịnh hai hàm bằng phương pháp Leblanc, Black và Ivy, phương pháp buộc liên hoàn Stout hay sử dụng cung Tiguerstedt, Ginested.
+ Với bệnh nhân mất răng: cốđịnh bằng máng chỉnh hình.
+ Phẫu thuật trong các trường hợp khó điều trị chỉnh hình như gãy vụn, nhiều đoạn hoặc di lệch nhiều: kết hợp xương bằng nẹp vít, đóng đinh, phẫu thuật buộc vòng quanh XHD cho trẻ em có bộ răng hỗn hợp.
+ Phối hợp kết hợp xương với cố định hai hàm từ 4-6 tuần, hoặc nẹp vít và cốđịnh băng thun trong vòng 10 ngày đầu.
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu của chấn thương hàm mặt hiện nay:
A. Đánh nhau B. Tai nạn sinh hoạt C. Tai nạn giao thông D. Thể thao
E. Tai nạn lao động
Câu 2. Sơ cứu toàn thân trong chấn thương hàm mặt là:
A. Loại bỏ nguy cơảnh hưởng tính mạng B. Chải rửa vết thương thật sạch
C. Khâu vết thương đúng phương pháp D. Tạo hình thẩm mỹ
E. Lấy hết dị vật
Câu 3. Gãy xương hàm trên là một cấp cứu vì:
A. Chảy máu nhiều B. Thường gãy răng và xương ổ răng C. Thường gãy kèm xương chính mũi
D. Thường gãy kèm xương gò má E. Chấn thương trực tiếp và mạnh
Câu 4. Gãy Le Fort II là:
A. Tách rời sọ mặt thấp, dưới xương gò má B. Tách rời sọ mặt giữa, dưới xương gò má C. Tách rời sọ mặt cao, dưới xương gò má D. Tách rời sọ mặt giữa, trên xương gò má E. Tách rời sọ mặt cao, trên xương gò má
Câu 5. Dấu Guérin có trong gãy xương hàm trên loại:
A. Le Fort I B. Le Fort II C. Le Fort III D. Lannelogue E. Richet
Câu 6. Sơ cứu tại chỗ gãy xương hàm trên (XHT) là:
A. Treo XHT vào xương gò má B. Treo XHT vào mấu mắt ngoài
C. Nắn chỉnh bằng tay, cốđịnh băng cằm-đỉnh D. Cốđịnh cung Tiguerstedt
E. Cốđịnh theo Stout
Câu 7. Xương hàm dưới dễ gãy vì:
A. Là xương di động
B. Có nhiều điểm nhô nổi lên giữa cổ và mặt C. Có hệ cơ nhai bám tận với lực đối kháng D. Có răng cắm vào xương ổ răng
E. Chỉđược nuôi dưỡng bởi động mạch răng dưới
Câu 8. Vị trí gãy đường giữa xương hàm dưới:
A. Giữa mặt xa hai răng nanh B. Giữa mặt hai răng cửa giữa C. Giữa mặt gần hai răng cửa bên D. Giữa mặt gần hai răng nanh E. Giữa mặt xa hai răng cửa bên
Câu 9. Phim thường được chỉđịnh trong gãy vùng bên xương hàm dưới: A. Hàm chếch B. Schuller C. Mặt nghiêng D. Mặt thẳng E. Parma
Câu 10. Gãy xương hàm dưới là cấp cứu trì hoãn vì:
A. Có di lệch thứ phát
B. Không kèm chấn thương sọ não C. Ít chảy máu, liền can chậm
D. Không liên quan với cơ quan giác quan E. Cần ưu tiên thẩm mỹ.
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
1. Võ Thế Quang (1973), Phẫu Thuật Miệng-Hàm Mặt , NXB Y Học.
Chương 8
DỊ TẬT BẨM SINH HÀM MẶT
Mục tiêu
1. Trình bày được đặc điểm dịch tễ học, cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân của dị tật bẩm sinh hàm mặt.
2. Nêu được các dạng lâm sàng, phân loại và nguyên tắc điều trị cơ bản của khe hở môi - vòm miệng (KHM-VM)
3. Tư vấn được cho bệnh nhân và người nhà biết cách chăm sóc trước phẫu thuật, thời
gian và cơ sở phẫu thuật.