NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ

Một phần của tài liệu Tài liệu răng hàm mặt - Răng và bộ răng (Trang 53 - 55)

Khám tỉ mỉ lâm sàng, cận lâm sàng, chỉđịnh điều trị là những quá trình liên quan mật thiết với nhau.

9.1. Khám lâm sàng

Trong viêm mô tế bào do răng, khám lâm sàng có giá trị rất quan trọng đểđịnh bệnh đúng và chỉđịnh điều trịđúng. Tìm hiểu lịch sử bệnh, thường sẽ thấy bệnh liên quan đến một nguyên nhân cụ thể về răng, mô quanh răng.

Khám thực thể ngoài miệng, trong miệng, định khu vùng sưng, vùng thâm nhiễm, những rối loạn chức năng nhai, nói, nuốt, khít hàm... mức độ thương tổn giải phẫu bệnh để xác định chẩn đoán .

9.2. Cn lâm sàng

Cần làm những xét nghiệm chủ yếu 9.2.1. Cấy vi khuẩn

Phân lập các loại vi khuẩn gây bệnh là rất quan trọng, nhất là trong trường hợp vi khuẩn kháng lại các loại thuốc kháng sinh thông thường, có thể phân lập các vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí, cả nấm nếu có điều kiện.

Trong điều kiện có thể, ở các bệnh viện cùng với việc cấy vi khuẩn, cần làm kháng sinh đồ và xem đó như là một nguyên tắc thông thường trong quy tắc điều trị viêm nhiễm, vì mỗi loại vi khuẩn nhạy cảm với từng loại kháng sinh. Trong trường hợp không có điều kiện làm kháng sinh đồ thì nên dùng loại kháng sinh có phổ rộng và theo những nguyên tắc về sử dụng hợp lí thuốc kháng sinh.

- Việc sử dụng kháng sinh ngoài những nguyên tắc, cần phải dựa vào kinh nghiệm. Dùng kháng sinh kịp thời, đúng liều lượng là rất quan trọng để dập tắt quá trình viêm và ngăn ngừa các biến chứng.

- Về liều lượng, nguyên tắc chung là sử dụng liều mạnh, phối hợp, dựa vào kinh nghiệm và dấu hiệu tiến triển lâm sàng.

9.2.3. Cấy máu

Cần làm trong tất cả những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, nhất là trường hợp nghi ngờ là nhiễm khuẩn máu, người bệnh có dấu hiệu nhiễm độc, hoặc khi mọi phương pháp điều trị trước tỏ ra ít hiệu quả. Phải cấy máu trước khi điều trị kháng sinh.

9.2.4. Chụp X quang

Cần thiết để xác định đúng răng nguyên nhân. Nếu bệnh nhân há được miệng phải chụp phim ngoài miệng như chụp hàm chếch đối với răng hàm dưới.

9.3. Điu tr chung

Trong trường hợp sốt cao hoặc trong trường hợp bệnh nhân đau không uống được nước, có thểđưa đến tình trạng mất nước, cần phải bù nước, vitamin, đường, theo đường tĩnh mạch.

Dùng kháng sinh phải duy trì cho đến khi hết dấu hiệu lâm sàng (nếu là nhiễm khuẩn máu phải tiếp tục dùng kháng sinh và theo dõi, khi nào cấy máu âm tính thì mới chấm dứt).

Dẫn lưu nên dùng ống cao su, mảnh cao su và nên băng lỏng để thoát dịch dễ dàng, thay băng khi dịch thấm bẩn băng, bơm rửa qua ống dẫn lưu hay đường rạch bằng các dung dịch: oxy già, nước muối sinh lý, dung dịch kháng sinh. Bơm rửa một hay nhiều lần trong ngày tùy theo mủ, dịch tiết nhiều hay ít cho đến khi hết dịch, mủ.

9.4. Vn đề nh răng nguyên nhân

Có những ý kiến khác nhau, có tác giả chủ trương nên nhổ ngay răng nguyên nhân gây ra viêm vì vừa loại trừ nguyên nhân, vừa dẫn lưu qua ổ răng. Tuy nhiên có nguy cơ gây nhiễm khuẩn lan tràn, mặt khác việc dẫn lưu qua ổ răng chỉ dễ đối với những viêm nhiễm tại chỗ, còn khi viêm nhiễm lan rộng thì rất hạn chế. Hơn nữa khi viêm nhiễm do các răng hàm lớn thường gây ra khít hàm nên không thể nhổ răng được. Vì vậy, việc nhổ răng ngay chỉ áp dụng được trong một số trường hợp.

Đểđề phòng nhiễm khuẩn lan tràn, nhiều khi rất nặng như nhiễm khuẩn huyết, viêm tắc tĩnh mạch... chỉ nên nhổ răng sau khi đã dùng kháng sinh 1- 2 ngày và sau khi đã rạch dẫn lưu mủ, một mặt làm giảm đau cho người bệnh, mặt khác người bệnh có thể há miệng được để nhổ răng.

9.5. Vic bo tn răng

Việc bảo tồn răng chỉ nên đặt ra với răng một chân như răng cửa, răng hàm nhỏ, trong điều kiện tổn thương chưa nặng lắm và có thể chữa tốt được, hoặc ở những cơ sở có điều kiện theo dõi và có phương tiện tốt. Còn nói chung với các răng hàm lớn, nhiều chân, răng gây ra biến chứng nghiêm trọng thì nên nhổ răng.

10. ĐIU TR

Tùy theo giai đoạn lâm sàng mà ta có phương pháp điều trị thích hợp.

10.1. Giai đon viêm thanh dch

Điều trị nội khoa là chính, dùng khánh sinh, chống viêm, giảm đau; giữ vệ sinh răng miệng. Có thể khoan thủng buồng tủy để thoát mủ làm giảm áp lực tại vùng viêm.

Khi triệu chứng viêm đã thuyên giảm ta mới tiến hành nhổ răng nguyên nhân hoặc giữ răng lại điều trị tùy theo răng và khả năng của người thầy thuốc.

10.2. Giai đon làm m

Việc trước tiên là dẫn lưu mủ: có thể nhổ ngay răng nguyên nhân để dẫn lưu mủ hoặc xẻ dẫn lưu bằng đường trong miệng qua niêm mạc hay ngoài da tùy theo vị trí khu trú của ổ mủ.

Kháng sinh, giảm viêm, giảm đau Vệ sinh răng miệng

Giải quyết răng nguyên nhân: nhổ răng, chữa răng hoặc điều trị quanh răng.

10.3. Th mãn tính

Dẫn lưu ổ mủ, nhổ hay chữa răng nguyên nhân, nạo sạch đường rò.

Một phần của tài liệu Tài liệu răng hàm mặt - Răng và bộ răng (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)