Nội dung kiến thức

Một phần của tài liệu Thiết kế web hỗ trợ học sinh tự ôn tập và kiểm tra , đánh giá kiến thức phần mắt (Trang 41 - 42)

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

3. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng ôn tập

3.1.1. Nội dung kiến thức

Nội dung kiến thức cơ bản của vật lí phổ thông bao gồm:

Các khái niệm về các sự vật, hiện tƣợng và quá trình vật lí thƣờng gặp trong đời sống và sản xuất.

Các đại lƣợng, các định luật và nguyên lý vật lí cơ bản.

Những nội dung chính của một số thuyết vật lí quan trọng nhất.

Những ứng dụng phổ biến của vật lí trong đời sống và trong sản xuất.

Các phƣơng pháp chung của nhận thức khoa học và những phƣơng

pháp đặc thù của vật lí, trƣớc hết là phƣơng pháp thực nghiệm và phƣơng pháp mô hình.

Trong phần kiến thức “Mắt. Các dụng cụ quang học” của chƣơng trình vật lí lớp 11 nâng cao, để HS nắm đƣợc đầy đủ và chính xác nội dung các kiến thức nhƣ trên đã nói thì việc ôn tập, củng cố cũng cần phải đảm bảo các nội dung kiến thức sau đây:

- Khái niệm về các sự vật và hiện tượng vật lí bao gồm: khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm chính, tiêu điểm phụ, tiêu diện của thấu kính mỏng; khái niệm về hiện tƣợng lƣu ảnh, sự điều tiết, góc trông và năng suất phân li của mắt; các đặc điểm của mắt cận, mắt viễn và mắt lão về mặt quang học;

- Khái niệm về các đại lượng vật lí bao gồm: khái niệm tiêu cự, độ tụ, số phóng đại của thấu kính mỏng; số bội giác của các dụng cụ quang học.

- Về các ứng dụng kĩ thuật của vật lí: Các ứng dụng của các định luật vật lí, nguyên lý vật lí, hiệu ứng vật lí,… trong kĩ thuật và đời sống (gọi là các ứng dụng kĩ thuật) đƣợc hiểu là các đối tƣợng thiết bị, máy móc (hoặc hệ thống các thiết bị máy móc) đƣợc chế tạo và sử dụng với mục đích nào đó trong kĩ thuật và đời sống mà nguyên tắc hoạt động của chúng dựa trên các định luật, nguyên lý, hiệu ứng đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với quan niệm về ứng dụng kĩ thuật nhƣ vậy thì trong phần “Mắt. Các dụng cụ quang học” có các ứng dụng vật lí sau đây:

+ Ứng dụng của lăng kính: Sơ đồ cấu tạo máy quang phổ, kính tiềm vọng… + Ứng dụng của thấu kính mỏng: Nguyên tắc cấu tạo các dụng cụ quang nhƣ máy ảnh, ống nhòm, kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn…

+ Hiện tƣợng lƣu ảnh của mắt: Nguyên tắc chiếu phim.

+ Kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn có rất nhiều ứng dụng trong đời

sống, nghiên cứu khoa học, vũ trụ. Cách ngắm chừng các dụng cụ này.

- Về các phương pháp nhận thức khoa học:

+ Phƣơng pháp thực nghiệm: các thí nghiệm khảo sát lăng kính: thí nghiệm về đƣờng truyền tia sáng, thí nghiệm về góc lệch; các thí nghiệm khảo sát thấu kính: thí nghiệm xác định các tiêu điểm chính, thí nghệm về các tia tới đặc biệt, thí nghiệm về ảnh của thấu kính hội tụ; thí nghiệm về cách nghắm chừng của kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn.

+ Phƣơng pháp mô hình: vẽ đƣờng đi của tia sáng qua lăng kính, thấu kính, hệ hai thấu kính; dựng ảnh của vật qua thấu kính, hệ hai thấu kính, kính hiển vi và kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.

Một phần của tài liệu Thiết kế web hỗ trợ học sinh tự ôn tập và kiểm tra , đánh giá kiến thức phần mắt (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)