Ôn tập thông qua việc xây dựng sơ đồ (graph)

Một phần của tài liệu Thiết kế web hỗ trợ học sinh tự ôn tập và kiểm tra , đánh giá kiến thức phần mắt (Trang 44 - 46)

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

3. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng ôn tập

3.2.3. Ôn tập thông qua việc xây dựng sơ đồ (graph)

Xây dựng sơ đồ, mô hình hóa nội dung bài học chính là quá trình gạt bỏ những yếu tố không bản chất, chỉ giữ lại những yếu tố bản chất, cơ bản nhất, kết nối chúng lại với nhau theo logíc phát triển bên trong của đối tƣợng nghiên cứu.

Với quan điểm nhƣ trên thì việc xây dựng sơ đồ bài học (graph bài học) cho ta cái nhìn khái quát, trực quan và mang tính logíc - hệ thống... về nội dung kiến thức và mối quan hệ ràng buộc giữa các đơn vị kiến thức trong một bài học hoặc các bài học với nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cụ thể là:

- Tính khái quát: Khi nhìn vào sơ đồ, ta có thể thấy đƣợc toàn bộ nội dung kiến thức. Bởi vì các kiến thức cơ bản "chốt" đƣợc đặt tại các đỉnh của graph, mối liên hệ giữa các kiến thức đƣợc thể hiện bằng các cung kết nối (hay mũi tên), nhờ vậy mà ta có còn nhận ra mối quan hệ cụ thể giữa các kiến thức đó.

- Tính trực quan: Sơ đồ sau khi xây dựng đƣợc là một bản tóm tắt nội dung bài học, trong đó các kiến thức đƣợc sắp xếp theo một hệ thống logíc chặt chẽ, theo một mối liên hệ nhất định. Do đó nó trở thành một công cụ giúp ngƣời học nhanh chóng nhận ra vấn đề.

- Tính logíc - hệ thống: Với nội dung kiến thức đƣợc trình bày bằng lời, phải suy nghĩ tìm hiểu lâu mới tìm ra logíc của vấn đề. Nhƣng với sơ đồ graph thì mối liên hệ giữa các nội dung đƣợc thể hiện rất rõ qua việc sắp xếp các đỉnh kiến thức và các cung thể hiện mối liên hệ của các kiến thức đó, giúp HS nắm kiến thức một cách khái quát, ghi nhớ và tái hiện kiến thức thuận lợi hơn. Bởi vì kiến thức phải nhớ là các kiến thức “chốt” đƣợc đặt trên các đỉnh và dựng lại những gì cần nhớ từ kiến thức “chốt” ấy. Sơ đồ không chỉ giúp HS nhớ đƣợc tốt, có nhiều cơ hội hơn để xử lý thông tin ở "cấp độ cao hơn" mà còn tạo cơ hội cho lối tƣ duy chia sẻ, hợp tác, vừa kích thích tƣ duy, vừa gây hứng thú. Ngoài ra, nhờ xây dựng sơ đồ kiến thức mà phát triển ở HS khả năng tổng hợp, khả năng khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, qua đó hình thành những kĩ năng học tập cần thiết, thay đổi dần cách học thuộc lòng vở ghi hoặc sách giáo khoa một cách máy móc.

Muốn xây dựng sơ đồ bài học HS cần phải thực hiện các thao tác sau: - Tìm hiểu nội dung bài học: Nghiên cứu nội dung bài học trong sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để có cái nhìn tổng quát về nội dung bài học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Lập danh mục kiến thức cơ bản: Phân tích nội dung tài liệu học tập, phát

hiện, chọn lọc, liệt kê toàn bộ kiến thức cơ bản (kiến thức "chốt") của tài liệu học tập để đặt nó vào các đỉnh của sơ đồ. Có thể gộp những kiến thƣc "chốt" cùng tính chất, cùng thể loại về ý nghĩa và nội dung vào chung một đỉnh.

- Xây dựng sơ đồ:

+ Mã hõa nội dung các đỉnh bằng những ký hiệu quy ƣớc sao cho dễ hiểu, dễ sử dụng.

+ Sắp xếp các đỉnh một cách hợp lý, sao cho phản ánh đúng lôgíc khoa học của nội dung tài liệu học từ khái niện xuất phát cho đến khái niệm cuối cùng, đồng thời làm nổi bật đƣợc những ý cơ bản, chủ chốt của nội dung. Ngoài ra còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ của sơ đồ.

+ Lập cung: nối các đỉnh từng đôi lại với nhau có hoặc không có mũi tên. Nếu cung có mũi tên thì đi từ kiến thức xuất phát đến kiến thức dẫn xuất.

+ Hoàn thiện sơ đồ: Nghiên cứu xem sơ đồ đã phản ánh đầy đủ nội dung tài liệu chƣa về những kiến thức cơ bản và mối quan hệ của các kiến thức ấy, sau đó hoàn thiện sơ đồ.

Một phần của tài liệu Thiết kế web hỗ trợ học sinh tự ôn tập và kiểm tra , đánh giá kiến thức phần mắt (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)