Ôn tập thông qua việc xây dựng dàn ý tóm tắt bài học

Một phần của tài liệu Thiết kế web hỗ trợ học sinh tự ôn tập và kiểm tra , đánh giá kiến thức phần mắt (Trang 43 - 44)

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

3. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng ôn tập

3.2.1. Ôn tập thông qua việc xây dựng dàn ý tóm tắt bài học

Xây dựng dàn ý tóm tắt bài học chính là việc rút ra những nội dung chủ yếu của bài học đó. Do vậy dàn ý tóm tắt bài học phải là một bản tóm tắt khái quát nhất, đầy đủ nhất về nội dung bài học, nhìn vào đó có thể thấy ngay đƣợc bài học nghiên cứu về vấn đề gì, các nội dung đƣợc đề cập đến trong bài, các kiến thức cơ bản của từng nội dung và mối quan hệ giữa các kiến thức đƣợc thể hiện nhƣ thế nào. Qua đó HS nắm bài một cách vững chắc, ghi nhớ đƣợc lâu, tái hiện nhanh. Đồng thời qua việc tự tóm tắt dàn ý bài học sẽ hình thành ở HS tính tự giác, tính tích cực học tập; có thái độ, động cơ học tập đúng đắn; có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, phát triển năng lực nhận thức, hình thành đƣợc phƣơng pháp học tập...

Để có thể lập đƣợc dàn ý tóm tắt bài học, HS phải thức hiện các thao tác cơ bản sau:

- Đọc kỹ toàn bài để biết đƣợc bài học nghiên cứu về vấn đề gì.

- Xác định cấu trúc bài học (bài học đó bao gồm bao nhiêu nội dung, những nội dung đó nghiên cứu về vấn đề gì và đƣợc sắp xếp nhƣ thế nào).

- Xác định các ý chính của từng nội dung (mỗi nội dung gồm bao nhiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Xác định mối quan hệ giữa các nội dung.

- Tóm tắt toàn bài (nêu lên các nội dung chủ yếu). - Kiểm tra và hoàn thiện.

Sau đó HS sẽ phải diễn đạt một cách tóm tắt nhất nhƣng đầy đủ ý nghĩa nhất toàn bộ nội dung các kiến thức cơ bản của bài học dƣới dạng một bản tóm tắt.

Một phần của tài liệu Thiết kế web hỗ trợ học sinh tự ôn tập và kiểm tra , đánh giá kiến thức phần mắt (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)