0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Một số đặc điểm tự nhiên xã hội xã Đại Tự, An Tƣờng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH KHAI THÁC THỨC ĂN CHĂN NUÔI BÒ (Trang 43 -43 )

III. Đóng góp mới của Đề tài

2.2. Một số đặc điểm tự nhiên xã hội xã Đại Tự, An Tƣờng

2.2.1. Xã Đại Tự

2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: Đại Tự là một xã vùng bãi nằm ở phía nam huyện Yên Lạc, dọc theo đê tả ngạn sông Hồng với chiều dài 2,5km, có tuyến đƣờng đê cấp 1 chạy qua xã là tuyến đƣờng chính, ngoài ra còn có tuyến đƣờng liên xã Đại Tự - Yên Đồng - Tam Hồng - thị trấn Yên Lạc... Phía đông bắc giáp xã Liên Châu, phía tây giáp xã Ngũ Kiên và Phó Đa, phía đông nam giáp sông Hồng, phía bắc giáp xã Yên Đồng. Đại Tự có vị trí thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của ngành trồng trọt và chăn nuôi.

Đất đai, địa hình: Đại Tự là xã có địa bàn tƣơng đối bằng phẳng, đất đai đƣợc chia thành hai phần riêng biệt: đất trong đê và đất ngoài đê. Phần lớn đất nông nghiệp của xã thuộc nhóm đất hình thành do phù sa bồi tụ. Theo tính chất nông hóa thổ nhƣỡng đất có hai loại đất: nhóm đất phù sa trong đê không đƣợc bồi đắp hàng năm và nhóm đất phù sa ngoài đê đƣợc bù đắp hàng năm. Cả hai nhóm đất này đều có hàm lƣợng dinh dƣỡng khá, thích hợp với nhiều loại cây trồng trong đó có cây cỏ làm thức ăn cho gia súc.

Khí hậu, thủy văn: Đại Tự nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,60c, tháng nóng nhất là tháng 7, có nhiệt độ trung bình 28,90c, tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình 15,80

c. Lƣợng mƣa bình quân hàng năm 1526mm. Độ ẩm trung bình trong năm là 80%. Ngoài ra, xã có hai tuyến đê: đê Trung ƣơng tả sông Hồng và đê bối tả sông Hồng lấy nƣớc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó hệ thống kênh mƣơng nội đồng đã đƣợc cứng hóa 52%. Nhìn chung chế độ khí hậu rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng sinh trƣởng, phát triển, đặc biệt là các thảm cỏ tự nhiên làm thức ăn cho gia súc.

2.2.1.2. Đặc điểm xã hội

Xã Đại Tự chia làm 16 thôn, các hộ gia đình tập trung thành cụm dân cƣ, nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế hợp tác xã. Tổng số hộ trong xã 2385 hộ với số dân là 10550 ngƣời, số lao động là 4612 lao động, trong tổng số nhân khẩu thì số nhân khẩu nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Trong nông nghiệp trú trọng đầu tƣ các giống cây trồng có năng suất cao chất lƣợng tốt phù hợp với địa phƣơng vào thâm canh. Trong chăn nuôi tập trung vào các loại con có hiệu quả kinh tế cao với mô hình chăn nuôi tập trung theo kiểu công nghiệp và bán công nghiệp. Hàng năm mức tăng trƣởng kinh tế là 5%. Giá trị sản xuất bình quân đầu ngƣời ƣớc tính đạt 6,1 triệu đồng.

2.2.1.3. Đánh giá chung

Đại Tự là một xã vùng bãi có địa hình bằng phẳng, hệ thống giao thông giữa các vùng trong và ngoài huyện rất thuận lợi. Đất đai, khí hậu đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, hàng năm lƣợng phù xa lớn dọc bờ đê sông Hồng rất thuận lợi cho thảm

cỏ tự nhiên phát triển mạnh, làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi trên thì việc chuyển dịch cơ cấu trong kinh tế của xã còn chậm, xây dựng các khu chăn nuôi tập trung chƣa thực hiện đƣợc. Trong sản xuất nông nghiệp các hộ nông dân còn mang tính tự phát, khoa học kỹ thuật áp dụng chƣa có hiệu quả [6].

2.2.2. Xã An Tường

2.2.2.1. Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: An Tƣờng là một xã vùng bãi của huỵện Vĩnh Tƣờng, nằm dọc theo tả ngạn sông Hồng. Phía tây giáp với sông Hồng, có dải bờ sông dài 5,4 km, bên kia sông là địa phận Hà Tây, ngoại thành Hà Nội. Phía tây bắc giáp xã Lý Nhân. Phía đông bắc giáp đê Đại Hà bên trong xã Tuân Chính. Phía đông nam giáp xã Vĩnh Thịnh.

Địa hình, đất đai: An Tƣờng có địa hình tƣơng đối bằng phẳng và có hƣớng dốc dần từ đông bắc xuống tây nam. Phía bắc và tây bắc có đồi thấp, ngƣợc lại phía tây và tây nam có nhiều ao, hồ, đầm. Nhìn chung địa hình đất đai của xã khá thuận lợi cho phát triển thâm canh cây trồng và chăn nuôi với việc tạo ra các mô hình trang trại khác nhau.

Khí hậu: Khí hậu là yếu tố rất quan trọng, có ảnh hƣởng trực tiếp đến xản suất nông nghiệp. Xã An Tƣờng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mƣa nhiều nên thời tiết biến đổi theo mùa rõ rệt, mỗi mùa có đặc thù riêng và chia thành mùa rõ rệt.

Mùa mƣa: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông nam, lƣợng mƣa tập trung nhiều vào tháng 6, 7, 8. Các tháng còn lại lƣợng mƣa ít hơn. Lƣợng mƣa trung bình trong năm khoảng 2.761mm, nhiệt độ trung bình biến động từ 21- 280

c, độ ẩm trung bình 84%. Khí hậu vào mùa mƣa rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Mùa khô: thƣờng kéo dài từ tháng 11 năm trƣớc đến khoảng tháng 4 năm sau, có gió mùa đông bắc và sƣơng muối hàn khô lạnh. Nhiệt độ trung bình 15- 180c, có ngày xuống dƣới 90c, độ ẩm dao động từ 75- 80%.

Thủy văn: Phía tây nam của xã An Tƣờng giáp với sông Hồng, mực nƣớc hàng năm lên xuống không đều, nhất là vào mùa mƣa. Nhƣng sông Hồng có lƣợng phù sa lớn, hàng năm bồi đắp cho đất canh tác, đồng thời cũng là nguồn cung cấp nƣớc tƣới tiêu cho xã.

2.2.2.2. Đặc điểm xã hội

Dân số toàn xã là 10.064 ngƣời trong đó có 6.259 lao động chiếm 62,2%. Có 534 hộ gia đình làm nông nghiệp chiếm 39,8%. Tổng diện tích đất canh tác là 275,5ha, trong đó có 10% diện tích đất là trồng cỏ voi. Nhờ sự đổi mới cơ cấu quản lý, cơ cấu vật nuôi, cây trồng mà sản lƣợng nông nghiệp của xã từ chỗ tự cung tự cấp chuyển sang sản phẩm có tính hàng hóa cao thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng lên đáng kể. Trong mấy năm gần đây (2006- 2008), chăn nuôi của xã đã có bƣớc phát triển khá cả về số lƣợng đàn và năng suất. Với chƣơng trình "Sind hóa đàn bò", "Nạc hóa đàn lợn" đã tạo nên phong trào chăn nuôi rộng khắp trong toàn xã từ đó số lƣợng đàn gia súc, gia cầm không ngừng tăng lên qua các năm, đặc biệt là năm 2008. Giá trị sản xuất bình quân đầu ngƣời ƣớc tính đạt 8 triệu đồng/ ngƣời /năm.

2.2.2.3. Đánh giá chung

Bảng 2.2: Số lƣợng đàn gia súc, gia cầm xã An Tƣờng

Số thứ tự Năm Đàn gia súc Đàn gia cầm

Trâu, bò Lợn Ngan, vịt

1 1997 295 612 1400 700 2 2000 756 1513 10000 13000 3 2008 1372 2632 16000 15000 Qua số liệu các năm ở bảng 2.2 cho ta thấy sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp là động lực kéo theo ngành chăn nuôi phát triển. Đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh đã góp phần giải quyết công ăn việc làm của một số lao động tại chỗ. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi đã tạo ra đƣợc những cánh đồng 50 triệu đồng /ha. Từ đó đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao. Chăn nuôi phát triển đã đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và các vùng lân cận [7].

Bảng 2.3: Khí tƣợng thủy văn tỉnh Vĩnh Phúc Nhiệt độ (độ C) Số giờ nắng (giờ) Lƣợng mƣa (mm) Độ ẩm không khí (%) Năm 2007 2008 2007 2008 2007 2008 2007 2008 Tháng 1 16,7 15,3 65,7 66,8 89 30,5 75,0 81 Tháng 2 22,0 13,7 90,6 29,2 35,4 34,3 72,0 77 Tháng 3 21,4 21,4 32,7 77,3 56,2 43,6 87,0 82 Tháng 4 23,3 24,7 82,7 70,0 101,1 55,9 79,0 85 Tháng 5 27,0 27,2 167,3 146,2 76,8 348,0 73,0 81 Tháng 6 29,9 28,5 214,8 125,3 153,8 266,4 76,0 82 Tháng 7 30,2 29,0 216,2 155,5 198,4 274,8 77,0 84 Tháng 8 29,0 28,8 171,2 151,8 236,0 355,9 80,0 85 Tháng 9 27,4 28,0 140,0 140,0 220,0 238,1 78,0 84 Tháng 10 25,8 26,5 123,4 114,6 61,5 437,1 76,0 82 Tháng 11 21,0 21,1 189,9 150,5 9,0 290,9 76,0 80 Tháng 12 20,1 18,0 50,8 116,1 9,5 11,3 82,0 77 Cả năm - - 1545,3 1343,3 1166,6 2386,8 - - TB năm 24,5 23,52 - - - - 78,0 81,7

CHƢƠNG III

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu

Để góp phần tìm hiểu về tập đoàn cây thức ăn gia súc ở các địa phƣơng và hiệu quả về khai thác thức ăn của một số mô hình chăn nuôi thuộc thị xã Bắc Kạn, huyện Bạch Thông, Ba Bể tỉnh Bắc Kạn và huyện Yên Lạc, Vĩnh Tƣờng tỉnh Vĩnh Phúc. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các thảm cỏ, loài cây cỏ tự nhiên và cây trồng đang đƣợc ngƣời dân địa phƣơng sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Môi trƣờng đất mà các loài cây trồng làm thức ăn cho gia súc.

Ở tất cả các điểm nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra về thành phần loài, dạng sống, năng suất và chất lƣợng của một số loài chính. Thống kê các loài cây, cỏ trồng có thể dùng làm thức ăn gia súc, tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái, sinh học của các loài tiêu biểu, phân tích một số chỉ tiêu hoá học, hiệu quả kinh tế của một số mô hình chăn nuôi để từ đó có thể rút ra kết luận về xu hƣớng phát triển cây thức ăn gia súc trong mô hình chăn nuôi và đề xuất đƣa vào sử dụng các loài và các thảm cỏ.

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên

3.2.1.1. Lập tuyến điều tra

Chúng tôi phân chia vùng nghiên cứu ra làm nhiều điểm căn cứ vào địa hình, thủy văn, thảm thực vật, mức độ sử dụng khác nhau, để xác định các sinh cảnh chính cần giám sát, đánh giá và thu mẫu (cắt phần ở trên mặt đất mà gia súc có thể sử dụng). Chúng tôi đã lập các tuyến đi cắt qua các sinh cảnh đó, ngoài nghiên cứu trên tuyến đi chúng tôi đã lập một số ô nghiên cứu định vị trên từng kiểu thảm thực vật.

3.2.1.2. Điều tra nghiên cứu theo ô tiêu chuẩn

Để thống kê thành phần loài, từ đó đánh giá về độ đầy của loài trong quần xã, đánh giá vai trò từng loài trong quần xã, nghiên cứu về năng suất, chất lƣợng các loài cỏ chúng tôi đã lập một số ô tiêu trong từng kiểu thảm, diện tích là 1m2 (mỗi kiểu thảm từ 2 - 4 ô). Mô tả theo mẫu phiếu mô tả các quần xã cỏ.

- Lấy mẫu đất: Trên các tuyến nghiên cứu chúng tôi lấy mẫu đất tại ô tiêu chuẩn và các điểm ngoài ô tiêu chuẩn. Mẫu đất lấy ở độ sâu: 0- 20cm và đem phân tích đất tại phòng Thí nghiệp trung tâm - Trƣờng Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.

- Lấy mẫu cỏ để phân tích: Chúng tôi lấy lá bánh tẻ của một số loài cỏ ƣu thế ở từng điểm nghiên cứu, sau đó đem về phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích các chỉ tiêu vật chất khô, protein, lipit, đƣờng và chất xơ.

3.2.1.3. Phương pháp điều tra trong dân

+ Xây dựng phiếu điều tra gồm các mục: tên khoa học, tên Việt Nam, dạng sống, môi trƣờng, độ nhiều, bộ phận sử dụng, hình thức khi sử dụng, năng suất/ ha/.

+ Trực tiếp phỏng vấn dân địa phƣơng. + Gửi phiếu điều tra.

PHIẾU MÔ TẢ CÁC QUẦN XÃ CỎ

Số: ……… Ngày … tháng ... năm ....

Tên thực vật quần: ………... Vùng: ……… Miền: ………..…... Kinh, vĩ tuyến: ……….. Tên địa điểm: ……….…... Thực trạng xung quanh: ………... Độ cao so với mặt biển: ………... Hƣớng phơi: ………... Độ dốc (độ): …………... Đặc điểm chung của địa hình: …………... Tiểu địa hình và nguồn gốc: ……….…... Đặc điểm đất: ………... Độ ẩm và mực nƣớc ngầm: ………... Diện tích ô tiêu chuẩn: ………...

Danh mục các loài trong ô tiêu chuẩn

Stt Tên cây Độ

nhiều Độ phủ (% hình chiếu) cao (cm) Chiều Vật

hậu Ghi chú Tên La tinh Tên Việt Nam

Độ phủ chung của thực vật thƣợng đẳng: độ phủ chiếu: …….. Độ phủ thật:...… Độ phủ của rêu: ………. Địa y:...…... Độ phủ của hòa thảo: ……….…... Sa thảo:... .. Chiều cao của cỏ tối đa: ………... Khối lƣợng cơ bản: ...….

Đặc điểm phân tầng: ………... Trạng thái ngoại mạo: ………... Các vi thức vật quần và quan hệ của nó với điều kiện: ……...……. Lớp cỏ chết: ………... Ảnh hƣởng của con ngƣời: ………... Ảnh hƣởng của động vật (hoang ………... nuôi ...……….. ) Giá trị kinh tế của thảm cỏ: ……….…... Năng suất tƣơi (kg/m2): ………..…... Các đặc điểm khác: ………...

3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Mẫu thực vật thu đƣợc đem về giám định tên khoa học và phân tích trong phòng thí nghiệm.

3.2.2.1. Xác định tên khoa học của các mẫu thực vật

Chúng tôi sử dụng khoá phân loại hiện hành của các tác giả Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001, 2003, 2005) [8], Lê Khả Kế (1969, 1975) [16], Phạm Hoàng Hộ (1993) [15] và một số tài liệu liên quan đến phân loại thực vật.

3.2.2.2. Nghiên cứu năng suất

Theo phƣơng pháp của Hoàng Chung (2006) [12]. Chúng tôi cắt phần ở trên mặt đất mà gia súc có thể sử dụng đƣợc tại mỗi điểm nghiên cứu. Mẫu mang về phòng thí nghiệm đƣợc phân thành 2 phần: phần tƣơi và phần chết. Phần tƣơi đƣợc phân chia theo các nhóm: Hoà thảo, Xa thảo, cây Họ đậu, cây Thuộc thảo, cây gỗ, cây bụi, dƣơng xỉ… sau đó sấy khô ở nhiệt độ 1050c trong thời gian 10h, cân và tính giá trị trung bình. Phần khô và phần chƣa hoàn toàn mục nằm trên mặt đất thuộc phần chết chung.

3.2.2.3. Xác định dạng sống

Chúng tôi mô tả dạng sống của từng loài theo phƣơng pháp của Hoàng Chung (2004) [11].

3.2.2.4. Đánh giá chất lượng cỏ

Chúng tôi lấy lá bánh tẻ của một số loài cỏ ƣu thế của từng điểm nghiên cứu, tiến hành phân tích các chỉ tiêu nƣớc, vật chất khô, prôtêin, đƣờng, lipit và chất xơ.

a. Xác định lượng vật chất khô trong cỏ [35]

- Nội dung:

Sấy mẫu ở nhiệt độ 1050 C đến khi khối lƣợng mẫu không đổi và xác định sự thay đổi khối lƣợng trong quá trình sấy.

- Dụng cụ:

+ Cân phân tích với độ chính xác đến ± 0,0001 gam. + Tủ sấy điều chỉnh đƣợc nhiệt độ ± 10

C.

+ Hộp nhôm + nắp có đƣờng kính 65 mm, cao 30 mm. + Bình hút ẩm có chứa chất hút ẩm.

- Các bƣớc tiến hành:

Sấy hộp nhôm và nắp ở nhiệt độ 1050

C trong vòng 30 phút, sau đó để nguội trong bình hút ẩm cân chính xác đến 0,0001g.

Mẫu cỏ sau khi mang về phòng thí nghiệm đƣợc cân tƣơi cả túi nilông, lấy cỏ ra phơi khô không khí trong phòng thí nghiệp. Sau một số ngày cân lại, với 3 lần cân có trọng lƣợng không đổi gọi là khô không khí, trọng lƣợng tƣơi của cỏ sẽ là trọng lƣợng lần đầu từ trọng lƣợng túi nilông. Cỏ tƣơi trừ cỏ khô sẽ là lƣợng nƣớc mất đi.

Cân vào hộp nhôm 5g mẫu ở trạng thái khô không khí với độ chính xác 0,0001g. Mở nắp hộp nhôm, đặt nắp xuống đáy của hộp sau đó cho vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 1050C) trong vòng 4 giờ tính từ khi nhiệt độ của tủ sấy đạt 1050

C. Sau khi sấy 4 giờ, chúng ta đậy nắp hộp nhôm lại sau đó lấy ra cho vào bình hút ẩm. Sau khi để nguội đem cân bằng cân phân tích. Khối lƣợng hao hụt sau khi sấy đƣợc coi là lƣợng nƣớc, phần còn lại sau khi sấy kiệt gọi là lƣợng vật chất khô.

- Tính toán lƣợng vật chất khô trong mẫu phân tích (S): Đƣợc tính theo công thức phần trăm (%):

100

1

m

m

S

(3.1)

Trong đó: S là lƣợng vật chất khô trong mẫu (%). m1 là khối lƣợng mẫu sau khi sấy ở 1050C. m là khối lƣợng mẫu trƣớc khi sấy ở 1050

b. Xác định hàm lượng nước trong cỏ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH KHAI THÁC THỨC ĂN CHĂN NUÔI BÒ (Trang 43 -43 )

×