Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến các gia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao cất cây và thời gian nuôi củ đến chất lượng củ giống (Trang 55 - 65)

đoạn sinh trưởng và phát triển của giống lily Socbonne

Thời gian sinh trƣởng của cây trồng là tổng hợp các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển. Các giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc chủ yếu vào giống, ngoài ra chúng còn chịu sự chi phối của điều kiện ngoại cảnh, chế độ dinh dƣỡng. Xác định thời điểm ra nụ, ra hoa là cơ sở đề ra lịch thời vụ và sử dụng biện pháp kỹ thuật tác động làm cho các thời kỳ đó dài ra hay ngắn lại đáp ứng mục đích của ngƣời trồng trọt và ngƣời tiêu dùng.

Thời kỳ sinh trƣởng phát triển của cây hoa có vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình sống của cây sau này. Các thời kỳ sinh trƣởng thuận lợi thì giai đoạn khi cây ra hoa sẽ cho những bông hoa có chất lƣợng tốt nhất (mầu sắc đẹp, hoa lâu tàn, bông to). Thời kỳ cây sinh trƣởng nhanh cần rất nhiều dinh dƣỡng để đạt đƣợc kích thƣớc tối đa. Thời kỳ này cây rất cần đƣợc chăm sóc tốt nhƣ bón phân, làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh.

Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trƣởng phát triển của hoa lily Socbonne đƣợc trình bày ở bảng 3.6.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45

Bảng 3.6: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của giống lily Socbonne .

ĐVT: ngày

Chỉ tiêu

Công thức

Thời gian từ trồng đến ngày

Xuất hiện nụ Nụ thứ 1 chuyển mầu Hoa thứ 1 nở hoàn toàn

10% 50% 80% 10% 50% 80% 10% 50% 80% 1 38,0 41,0 44,0ns 92,0 94,5 97,0ns 100,5 104,0 107,5* 2 39,0 41,0 43,0ns 94,5 98,0 101,5* 104,5 107,5 110,5* 3 39,0 42,0 44,0ns 94,5 97,5 100,5ns 106,5 109,0 111,5* 4 42,0 44,0 46,0ns 93,0 96,5 100,5ns 104,0 106,5 110,0* 5 39,0 41,0 44,0ns 91,5 95,7 98,0ns 102,5 104,5 108,0* 6 39,0 41,0 43,0ns 92,0 95,0 97,0ns 102,0 105,0 107,0* 7 37,5 40,0 42,5ns 93,0 95,6 98,0ns 101,5 105,0 108,0* 8 42,0 44,5 47,0ns 94,5 98,0 100,5ns 105,5 108,5 110,5* 9 39,0 41,0 43,0ns 94,0 97,5 99,5ns 105,0 108,0 110,5* 10 (đ/c) 37,6 39,3 41,0 89,0 92,0 96,7 95,0 98,0 102,3 Pr>F * ** ** CV% 3,1 2,5 2,0 LSD05 4,2 4,1 3,6

Ghi chú: ** sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 99%; * sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 95%; ns – sai khác không có ý nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46

- Giai đoạn từ khi trồng cho đến khi xuất hiện nụ của các công thức thí nghiệm đều tƣơng đƣơng với đối chứng biến động từ 37,5 – 42 ngày ( 10 % số cây xuất hiện nụ), và từ 42,5 – 47 ngày ( 80 % số cây xuất nụ ).(Sai khác không có ý nghĩa). Trong thí nghiệm các công thức có sự sai khác ở mức tin cậy 95%.

- Giai đoạn từ khi trồng cho đến khi nụ đầu tiên chuyển mầu của các công thức thí nghiệm tƣơng đƣơng với đối chứng biến động từ 91,5 – 94,5 ngày trong đó công thức đối chứng là 89 ngày ( 10 % số nụ đầu tiên chuyển mầu) và từ 97 – 101,5 ngày ( 80 % số cây có nụ đầu tiên chuyển mầu). Trong thí nghiệm công thức 2 có thời gian này muộn hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các công thức thí nghiệm có sự sai khác ở mức tin cậy 99%.

- Giai đoạn từ trồng cho đến khi hoa thứ nhất nở hoàn toàn của các công thức thí nghiệm đều chậm hơn so với đối chứng biến động từ 102 – 106,5 ngày ( 10 % hoa thứ nhất nở hoàn toàn ) và từ 107 – 111,5 ngày ( 80 % hoa thứ nhất nở hoàn toàn ) ở mức tin cậy 95%. Các công thức thí nghiệm có sự sai khác ở mức tin cậy là 99%.

3.1.5. Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến một số chỉ tiêu về hình thái của giống hoa lily Socbonne

Mục đích cuối cùng của ngƣời trồng hoa là tìm ra đƣợc phƣơng pháp để chủ động đƣợc giống mà vẫn cho năng suất và chất lƣợng hoa cao, có thể áp dụng vào sản xuất, giảm đƣợc chi phí mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đối với hoa cắt cành thì cành hoa là chỉ tiêu để tính năng suất. Để đánh giá chất lƣợng của một cành hoa ngƣời ta dựa vào các tiêu chí nhƣ: chiều cao cành hoa, số lá / cành, mầu sắc lá, lá còn nguyên vẹn không bị sâu bệnh hại, số nụ hoa / cành, mầu sắc hoa...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47

Bảng 3.7: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến một số chỉ tiêu về hình thái của giống lily Socbonne.

Chỉ tiêu

Công thức

Số lá (lá/cây)

Chiều cao cây hoa (cm) Chiều cao ra nụ (cm) Đƣờng kính thân (cm) 1 26,8* 65,6* 48,3* 0,58ns 2 26,8* 63,5* 47,4* 0,58ns 3 26,2* 65,1* 46,6* 0,56ns 4 25,8* 65,5* 47,8* 0,58ns 5 26,7* 64,7 * 47,6* 0,56ns 6 26,6* 64,3* 45,7* 0,59ns 7 28,0* 67,0* 46,2* 0,63ns 8 28,7* 67,4* 47,1* 0,69ns 9 28,1* 67,1* 47,3* 0,67ns 10 (đ/c) 48,9 81,2 66,6 0,85 Pr>F ** ** ** ** CV% 5,3 4,3 5,3 5,3 LSD05 2,6 5,0 4,46 0,5

Ghi chú: ** sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 99%; * sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 95%; ns – sai khác không có ý nghĩa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48

- Số lá / cây của giống lily Socbonne ở các công thức thí nghiệm biến động từ 25,6 – 28,7 lá ít hơn đối chứng (đ/c: 48,9 lá) ở mức tin cậy 95%.

- Chiều cao cây hoa của các công thức thí nghiệm tƣơng đƣơng nhau biến động từ 63,5– 67,4 cm, thấp hơn công thức đối chứng (đ/c: 81,2 cm) ở mức tin cậy 99 %.

- Chiều cao ra nụ của các công thức thí nghiệm tƣơng đƣơng nhau biến động từ 45,7 – 48,3 cm, thấp hơn so với công thức đối chứng (đ/c: 66,6 cm) ở mức tin cậy 95%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đƣờng kính thân của các công thức thí nghiệm biến động từ 0,56 – 0,69 cm, tƣơng đƣơng với công thức đối chứng. Các công thức thí nghiệm có sự sai khác ở mức tin cậy 99%

Nhƣ vậy chiều cao cắt cây và thời gian để củ đã ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu về hình thái nhƣ số lá, chiều cao cây, chiều cao ra nụ, đƣờng kính thân so với đối chứng. Khi cắt cây với chiều cao từ 10cm – 30cm và để củ với thời gian từ 1 – 3 tháng đã làm giảm số lá / cây, giảm chiều cao cây, chiều cao ra nụ của giống lily Socbonne.

3.1.6. Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến một số chỉ tiêu về năng suất, chất lượng giống hoa lily Socbonne

Hoa là sản phẩm thu hoạch cuối cùng của quá trình trồng trọt và chăm sóc. Hình dáng hoa đẹp, hoa nhiều, có hƣơng thơm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời trồng hoa. Năng suất hoa đƣợc đặc trƣng bởi số cành hoa hữu hiệu, số nụ/cành và tỷ lệ nụ nở hoa trên cây. Một cành hoa có nhiều nụ, nhiều hoa sẽ cho năng suất cao. Qua theo dõi thí nghiệm các chỉ tiêu trên trong thí nghiệm, chúng tôi thu đƣợc kết quả ở bảng 3.8.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49

Bảng 3.8: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến năng suất giống lily Socbonne

Chỉ tiêu Công thức Số nụ hoa (nụ/cây) Tỷ lệ nụ nở hoa trên cây(%) Tỷ lệ cành hoa hữu hiệu(%) Năng suất thực thu (cành/3m2) 1 2,9* 83,0* 61,0* 21,0* 2 2,9* 82,0* 60,0* 21,0* 3 3,0* 82,3* 60,0* 23,0* 4 3,1* 81,3* 67,6* 25,0* 5 3,2* 84,0* 66,6* 26,0* 6 3,4* 83,6* 65,0* 26,0* 7 3,8* 85,0* 70,0* 28,0* 8 4,5* 85,3* 75,0* 30,0* 9 3,9* 88,6* 73,3* 31,0* 10(đ/c) 6,6 98,3 90,7 44 Pr>F ** ** ** ** CV% 16,0 1,4 4,8 1,0 LSD05 1,06 1,9 5,6 7,0

Ghi chú: ** sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 99%; * sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 95%; ns – sai khác không có ý nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 50

- Số nụ hoa/ cây của các công thức thí nghiệm biến động từ 2,9 - 4,5 nụ tất cả các công thức thí nghiệm đều có số nụ ít hơn so với đối chứng (đ/c: 6,6 nụ) ở mức tin cậy 95%.

- Tỷ lệ nụ nở hoa trên cây của các công thức thí nghiệm biến động từ 81,3 - 88,6 %, tất cả các công thức thí nghiệm đều có tỷ lệ nụ nở thành hoa thấp hơn so với đối chứng (đ/c: 98,3 %) ở mức tin cậy 95 %. Nhƣ vậy chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đã làm ảnh hƣởng đến tỷ lệ nụ nở hoa trên cây của các công thức thí nghiệm .

- Năng suất hoa đƣợc thể hiện ở 2 chỉ tiêu: tỷ lệ cành hoa hữu hiệu và số cành hoa thu đƣợc của 3 lần nhắc lại.

+ Tỷ lệ cành hoa hữu hiệu của các công thức thí nghiệm biến động từ 60 – 75 %, thấp hơn đối chứng (đ/c: 90,7 %), sự sai khác này có ý nghĩa ở mức tin cậy 95 %. Trong các công thức thí nghiệm tỷ lệ cành hoa hữu hiệu ở công thức 8 và 9 đạt cao hơn các công thức còn lại ở mức tin cậy 95%.

+ Năng suất thực thu của các công thí nghiệm biến động từ 21 – 31 cành thấp hơn so với đối chứng (đ/c: 44 cành) ở mức tin cậy 95%.

Nhƣ vậy chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đã làm giảm số nụ hoa/ cây, tỷ lệ nụ nở hoa trên cây, tỷ lệ cành hoa hữu hiệu và năng suất, chất lƣợng hoa so với công thức đối chứng.

Để sản xuất hoa đạt hiệu quả kinh tế cao thì khâu phân loại hoa rất quan trọng. Kết quả phân loại hoa của các công thức thí nghiệm đƣợc trình bày ở bảng 3.9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51

Bảng 3.9: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến tỷ lệ các loại hoa lily Socbonne

ĐVT: %

Công thức Hoa loại 1 (≥ 6 hoa/cành) Hoa loại 2 (4-5 hoa/cành) Hoa loại 3 ( ≤3 hoa/cành) 1 0 9,5 90,5 2 0 9,5 90,5 3 0 8,6 91,4 4 0 20,0 80,0 5 0 23,1 76,9 6 0 23,1 76,9 7 0 28,6 71,4 8 0 30,0 70,0 9 0 25,8 74,2 10(đ/c) 90,9 9,1 0

Số liệu bảng 3.9 cho thấy các công thức thí nghiệm đều không có hoa loại 1, tỷ lệ hoa loại 2 thấp tăng tỷ lệ hoa loại 3. Ngƣợc lại công thức đối chứng tỷ lệ hoa loại 1 cao, giảm tỷ lệ hoa loại 2 và không có hoa loại 3.

Nhƣ vậy chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đã làm ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng hoa.

3.1.7. Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến độ bền của giống hoa lily Socbonne thí nghiệm

Theo dõi độ bền hoa có ý nghĩa rất quan trọng, biết đƣợc thời gian nụ xuất hiện và nở hoa giúp ta chủ động trong việc thu hái, bảo quản và vận chuyển hoa đến nơi tiêu thụ với thời gian thích hợp. Từ độ bền hoa tự nhiên và độ bền hoa cắt cành chúng ta có thể xác định đƣợc hƣớng sản xuất hoa trồng chậu hay hoa cắt cành phù hợp cho từng giống. Nếu giống có thời gian

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52

hoa tƣơi tự nhiên dài sẽ đƣợc sử dụng theo hƣớng sản xuất hoa trồng chậu và ngƣợc lại. Độ bền hoa tự nhiên và độ bền hoa cắt đƣợc đánh giá qua 3 chỉ tiêu chớm mầu nụ thứ nhất đến nở bông thứ nhất, chớm mầu nụ thứ nhất đến nở cả cành, chớm mầu nụ thứ nhất đến tàn cả cành.

Qua theo dõi độ bền hoa tự nhiên và độ bền hoa cắt cắm, kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.10.

Bảng 3.10: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến độ bền hoa của giống lily Socbonne

ĐVT: ngày Chỉ tiêu Công thức Độ bền tự nhiên Độ bền cắt cắm Chớm mầu nụ 1 đến nở bông thứ 1 Chớm mầu nụ 1 đến nở cả cành chớm mầu nụ 1 đến tàn cả cành Chớm mầu nụ 1 đến nở bông thứ 1 Chớm mầu nụ 1 đến nở cả cành chớm mầu nụ 1 đến tàn cả cành 1 8,9* 17,5* 24,5 6,0 13,5 21,5* 2 11,0* 19,0* 25,5 5,5 11,0 22,0* 3 10,5* 17,5* 24,5 5,5 11,5 23,5ns 4 11,5* 18,5* 25,0 5,0 11,5 23,0* 5 10,5* 17,7* 24,0 4,5 9,5 21,3* 6 9,0* 18,5* 25,0 6,5 11,5 21,5* 7 9,0* 17,5* 24,5 6,5 12,0 21,0* 8 9,5* 19,0* 25,5 6,0 12,5 22,5* 9 11,0* 18,0* 24,5 6,0 11,5 23,5ns 10 (đ/c) 6,6 12,3 26,6 5,8 11,9 25,0 P ** ** ns ns ns ** CV% 12,5 9,7 3,8 16,9 17,4 5,1 LSD05 2,1 2,9 0 0 0 1,9

Ghi chú: ** sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 99%; * sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 95%; ns – sai khác không có ý nghĩa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53

- Độ bền hoa tự nhiên:

+ Thời gian từ khi chớm mầu nụ thứ nhất đến nở bông thứ nhất của các công thức thí nghiệm đều kéo dài hơn so với đối chứng biến động từ 9 – 11 ngày. Sự sai khác này có ý nghĩa ở mức tin cậy 95 %.

+ Thời gian từ chớm mầu nụ thứ nhất đến nở cả cành của các công thức thí nghiệm đều kéo dài hơn so với đối chứng (đ/c: 12,3 ngày) biến động từ 17,5 – 19 ngày. Sự sai khác này có ý nghĩa ở mức tin cậy 95 %.

+ Thời gian từ khi chớm mầu nụ thứ nhất đến tàn cả cành của các công thức thí nghiệm tƣơng đƣơng đối chứng (đ/c: 26,6 ngày) biến động từ 24 – 25,5 ngày.

- Độ bền hoa cắt cắm:

+ Thời gian từ khi chớm mầu nụ thứ nhất đến nở bông thứ nhất của các công thức thí nghiệm tƣơng đƣơng so với đối chứng (5,8 ngày) biến động từ 5 – 6,5 ngày.

+ Thời gian từ chớm mầu nụ thứ nhất đến nở cả cành của các công thức thí nghiệm đều tƣơng đƣơng so với đối chứng (11,9 ngày) biến động từ 9,5 – 13,5 ngày.

+ Thời gian từ khi chớm mầu nụ thứ nhất đến tàn cả cành của các công thức thí nghiệm biến động từ 21 – 23,5 ngày, ngắn hơn đối chứng (đ/c: 25 ngày). Sự sai khác này có ý nghĩa ở mức tin cậy 95 %. Trong thí nghiệm công thức 3 và công thức 9 có thời gian này tƣơng đƣơng đối chứng.

Nhƣ vậy chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đã làm ảnh hƣởng đến độ bền của hoa. Khi để hoa tự nhiên thì hoa lâu nở nhƣng chóng tàn hơn so với đối chứng, còn khi cắt để cắm thì thời gian nở tƣơng đƣơng đối chứng nhƣng chóng tàn hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao cất cây và thời gian nuôi củ đến chất lượng củ giống (Trang 55 - 65)