b) Cơ cấu lao động theo các ngành:
4.2.3. Tƣơng quan giữa D1.3 với HVN, DT của Lim xẹt:
Qua điều tra ngoài thực địa,tôi đã tiến hành xử lý và tổng hợp số liệu và, kết quả được ghi vào bảng 4.9.
Bảng 4.9. Tổng hợp các chỉ tiêu về HVN, D1.3, DT của Lim xẹt tại 2 khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu HVN (m) D1.3 (cm) DT (m) Tổng ( cây) 1 12,47 13,31 6,58 34 2 11,43 10,51 4,59 30
Dựa vào kết quả điều tra trên các ô tiêu chuẩn điển hình của 2 khu vực nghiên cứu. Đề tài sử dụng phần mềm SPSS thí nghiệm mối quan hệ giữa D1.3
với HVN và D1.3 với DT theo các hàm sau: Hàm LIN, hàm LOG, hàm COM, hàm INV, hàm POW. Hàm nào có hệ số xác định R2
lớn nhất và các giá trị kiểm định chứng minh sự tồn tại của R2
và các hệ số b0,b1,b2… thì được chọn để mô tả mối quan hệ giữa các đại lượng.
Để kiểm định sự tồn tại của R2
trong tổng thể. Giả thuyết H0: Giữa D1.3
và HVN, DT không tồn tại mối quan hệ và R = 0. Đề tài sử dụng phần mềm SPSS tính giá trị của F, nếu Sig(F) > 0,05 thì ta chấp nhận giả thuyết, nếu Sig(F) < 0,05 thì ta bác bỏ giả thuyết, có nghĩa là giữa D1.3 và HVN, DT tồn tại mối quan hệ tương quan với hệ số tương quan bội là R.
4.2.3.1.Tương quan giữa D1.3 với HVN của Lim xẹt.
Đại lượng HVN phản ánh mức độ tăng trưởng của lâm phần theo chiều thẳng đứng, có liên quan đến hiện tượng phân hóa và phân chia rừng thành các tầng thứ khác nhau. Trong khi đó đại lượng D lại diễn tả mức độ phát
triển của lâm phần theo mặt phẳng nằm ngang (G/ha, độ dày P). Vì vậy nếu biết được mối quan hệ giữa D1.3 với HVN, ta có thể suy đoán một số nhân tố cấu trúc hình thái theo mặt phẳng đứng khó xác định từ một vài nhân tố cấu trúc rừng theo mặt phẳng nằm ngang dễ xác định hơn. Đề tài sử dụng phần mềm SPSS lựa chọn các hàm toán học mô phỏng mối liên hệ giữa D1.3 với HVN của Lim xẹt và được kết quả sau:
Kết quả tính toán tương quan giữa D1.3 và HVN của Lim xẹt (ở phụ biểu 01) cho thấy R2
của tất cả các hàm đều rất thấp và nằm trong khoảng (từ 0,328 đến 0,530) với các giá trị Sig(F) kiểm tra sự tồn tại của R2
đều < 0,05. Ta có thể rút ra kết luận giữa D1.3 và HVN tồn tại mối quan hệ với hệ số tương quan bội là R theo từng hàm xác định.
Để xác định hàm phù hợp nhất cho mối quan hệ trên, đề tài chọn hàm có R2 lớn nhất đó là hàm POW với R2 = 0,530 hay hệ số tương quan bội R = 0,728, bậc tự do là k =62, trị số F = 70,026 với giá trị kiểm định Sig(F)< 0,001 chứng tỏ sự tồn tại của R2. Sự tồn tại của các tham số trong phương trình được khẳng định bằng giá trị của Tb0 = 1,687; Tb1 = 8,368 đều lớn hơn 1,96. Đồng thời P(T(bo)) = 0,097 > 0,05 và P(T(b1)) = 0,000 < 0,05 (phụ biểu 02). Vậy liên hệ giữa D1.3 và HVN mô phỏng bằng hàm POW có dạng:
Ln(HVN) = Ln (b0) + b1 * Ln (D1.3)
Thay các giá trị b0 và b1 tính toán được ở bảng trên vào phương trình trên ta được phương trình tương quan giữa D1.3 và HVN như sau:
Ln(HVN) = Ln (4956,168) - 1,643 * Ln (D1.3) hay HVN = 4956,168 + D1.3
-1,643
Hình 4.1. Hàm LOG biểu thị tƣơng quan giữa D1.3 với HVN
Như vậy liên hệ của đường kính và chiều cao của Lim xẹt có dạng hàm mũ, đã phản ánh đặc điểm cơ bản là: Ở giai đoạn đầu cây phát triển mạnh về chiều cao, giai đoạn sau cây phát triển mạnh về đường kính. Vì vậy, những biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng để điều tiết mối quan hệ cạnh tranh trong từng giai đoạn phát triển của rừng nhằm phát huy khả năng hỗ trợ trong hệ sinh thái đạt hiệu quả cao .
4.2.3.2. Tương quan giữa D1.3 với DT:
Đường kính tán là chỉ tiêu biểu thị diện tích dinh dưỡng của cây rừng.Với mỗi lâm phần ở thời điểm xác định, diện tích dinh dưỡng của mỗi cá thể được quy định bởi mật độ lâm phần và trị số bình quân đường kính tán. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: Giữa đường kính tán (DT) và đường kính ngang ngực (D1.3) luôn luôn tồn tại mối quan hệ đồng biến (Vũ Đình Phương – 1987). Trong các đại lượng sinh trưởng của lâm phần thì đường kính tán cây
25.00 20.00 20.00 15.00 10.00 5.00 D1.3 Hàm LOG HVN Đối tượng quan sát 200.00 180.00 160.00 140.00 120.00 100.00 80.00 60.00
là chỉ tiêu khó đo đếm và xác định trị số trong quá khứ, trong khi đó đường kính ngang ngực D1.3 lại dễ dàng điều tra và đo đếm, có thể biết được quy luật sinh trưởng từ khi xuất hiện cá thể đến thời điểm điều tra thông qua giải tích thân cây. Vì vậy, nghiên cứu quy luật tương quan giữa đường kính tán và đường kính thân cây là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong điều tra và kinh doanh rừng. Mặt khác, đường kính tán của cây có liên quan mật thiết đến cấu trúc rừng, độ tàn che lâm phần, đồng thời nó cũng là chỉ tiêu dùng để xác định mức độ thích hợp phục vụ công tác nuôi dưỡng rừng.
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS lựa chọn hàm toán học mô phỏng mối liên hệ giữa D1.3 và DT của Lim xẹt và thu được kết quả sau:
Kết quả tính toán tương quan giữa D1.3 và DT của Lim xẹt ở bảng 03 cho thấy R2
của tất cả các hàm rất lớn (từ 0,614 đến 0,831), với các giá trị Sig(F) kiểm tra sự tồn tại của R2
đều rất nhỏ (<0,05), ta có thể rút ra kết luận giữa D1.3 và DT tồn tại mối quan hệ với hệ số tương quan bội là R theo từng hàm xác định.
Để xác định hàm phù hợp nhất cho mối quan hệ trên, đề tài chọn hàm có R2 lớn nhất đó là hàm LIN với R2 =0,831 hay hệ số tương quan R = 0,912; bậc tự do là 62, trị số F = 304,746 với giá trị kiểm định Sig(F)<0,001 (Phụ biểu 04). Chứng tỏ sự tồn tại của R.
Sự tồn tại của các tham số trong phương trình được khẳng định bằng giá trị của Tb0 = 15.398; Tb1 = 17.457 đều lớn hơn 1,96; đồng thời P(T(bo)) = 0,000 và P(T(b1)) = 0,000 < 0,05. Vậy liên hệ giữa DT và D1.3 mô phỏng bằng hàm LIN có dạng:
Y = b0 + b1* X
hay DT = b0 + b1 * D1.3
Thay các giá trị b0 và b1 tính toán được ở bảng trên vào phương trình ta được phương trình tương quan giữa D1.3 và DT như sau:
DT = 6.139 + 1.037 * D1.3
Hình 4.2. Hàm LIN biểu thị tƣơng quan giữa D1.3 và DT Qua kết quả cho thấy: Tương quan giữa đường kính tán (DT) và đường kính ngang ngực D1.3 tồn tại dạng liên hệ bậc 1 khá chặt chẽ, mối quan hệ này là đồng biến, khi D1.3 tăng thì DT cũng tăng. Nghiên cứu mối quan hệ này cho biết cần tiến hành biện pháp kỹ thuật tỉa thưa để đảm bảo không gian dinh dưỡng cho cây rừng phát triển ổn định và bền vững.