.3 Chất lượng cây tái sinh của lâm phần và Lim xẹt:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp (Trang 56 - 57)

b) Cơ cấu lao động theo các ngành:

4.4.3 Chất lượng cây tái sinh của lâm phần và Lim xẹt:

Qua điều tra chất lượng cây tái sinh của cả 3 khu vực nghiên cứu. Tương tự như phần trên, để kiểm tra sự thuần nhất của các giá trị quan sát về các cấp chất lượng tái sinh của lâm phần và Lim xẹt, đề tài dùng tiêu chuẩn

2

 theo công thức (3.4) dựa vào phần mềm SPSS để tính toán. Nếu thuần nhất có thể gộp số liệu trên các khu vực nghiên cứu để tính toán, ngược lại nếu không thuần nhất thì ta phải tiến hành tính riêng cho từng khu vực.

Kết quả kiểm tra sự thuần nhất các giá trị quan sát về chất lượng cây tái sinh tự nhiên của lâm phần tại 2 khu vực nghiên cứu được thể hiện ở phụ biểu 08.

Phụ biểu 08 cho giá trị2= 39,395 với bậc tự do k = 4 và xác suất (Asymp. Sig 2-sided) của2= 0,000 nhỏ hơn 0,05. Vậy ta bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa là có sự khác nhau về tỷ lệ cây tái sinh theo các cấp chất lượng của khu vực nghiên cứu.

Như vậy số lượng cây tái sinh theo cấp chất lượng của cả 3 khu vực nghiên cứu là không thuần nhất, ta phải tính toán riêng cho từng khu vực và chất lượng cây tái sinh của lâm phần và lim xẹt được thể hiện ở bảng 4.15

Bảng 4.15. Chất lƣợng cây tái sinh của lâm phần và Lim xẹt theo 2 khu vực

Khu vực nghiên cứu

Đối tượng Chất lượng cây tái sinh (%)

Tốt Trung bình Xấu 1 Lim xẹt 25,13 56,80 18,07 Lâm phần 23,70 58,30 18,00 2 Lim xẹt 22,98 50,25 26,77 Lâm phần 22,73 53,17 24,10 3 Lim xẹt 26,45 61,93 11,62 Lâm phần 28,21 59,03 12,76

Qua bảng 4.15 cho thấy: Nhìn chung cây tái sinh của lâm phần và Lim xẹt đều có cấp chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở cả 3 khu vực. Đồng thời, khu vực 3 có tỷ lệ cây ở cấp chất lượng tốt cao hơn và tỷ lệ cây ở cấp chất lượng xấu thấp hơn so với khu vực 1 và 2. Điều đó chứng tỏ khu vực 3 cây tái sinh sinh trưởng và phát triển tốt.

Mặt khác ta thấy, ở cả 3 khu vực nghiên cứu tỷ lệ cây có cấp chất lượng tốt của Lim xẹt đều cao hơn tỷ lệ cây có cấp chất lượng tốt của lâm phần (khu vực 1 là 25,13% của Lim xẹt - 23,70% của lâm phần, khu vực 2 là 22,98% của Lim xẹt - 22,73% của lâm phần và khu vực 3 là 26,45% của Lim xẹt – 28,21% của lâm phần ). Khu vực 3 tỷ lệ cây có cấp chất lượng xấu của Lim xẹt thấp hơn của lâm phần (11,62% của Lim xẹt và 12,76 của lâm phần), trong khi đó ở khu vực 1 và 2 tỷ lệ cây ở cấp chất lượng xấu của Lim xẹt cao hơn tỷ lệ của lâm phần . Điều đó chứng tỏ ở khu vực 3 Lim xẹt tái sinh tự nhiên tốt hơn so với khu vực 1 và 2.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp (Trang 56 - 57)