Số lượng cây tái sinh của lâm phần và Lim xẹt phân theo từng cấp chiều cao:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp (Trang 53 - 56)

b) Cơ cấu lao động theo các ngành:

4.4.2. Số lượng cây tái sinh của lâm phần và Lim xẹt phân theo từng cấp chiều cao:

chiều cao:

Để thuận lợi cho việc tính toán và phân tích, đề tài sử dụng phần mềm SPSS để kiểm tra sự thuần nhất số liệu trên các khu vực nghiên cứu bằng tiêu chuẩn2 theo công thức (3.4). Nếu thuần nhất có thể gộp số liệu trên các khu vực nghiên cứu để tính toán, ngược lại nếu không thuần nhất thì ta phải tiến hành tính riêng cho từng khu vực.

Giả thiết H0: Các mẫu quan sát ở 3 khu vực là thuần nhất, hay không có sự khác nhau về tỷ lệ cây tái sinh theo các cấp của chiều cao. Giả thiết H0 được chấp nhận khi xác suất của2> 0,05 và bị bác bỏ khi xác suất 2

Kết quả kiểm tra sự thuần nhất các giá trị quan sát về số lượng cây tái sinh tự nhiên của lâm phần tại 3 khu vực trên nghiên cứu được thể hiện ở phụ biểu 07.

Phụ biểu 07 cho giá trị2= 30,461 với bậc tự do k = 4 và xác suất (Asymp. Sig 2-sided) của2= 0,000 nhỏ hơn 0,05. Vậy ta bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa là có sự khác nhau về tỷ lệ cây tái sinh theo các cấp chiều cao của khu vực nghiên cứu.

Như vậy số lượng cây tái sinh của lâm phần và Lim xẹt phân theo từng cấp chiều cao ở 3 khu vực nghiên cứu trên là không thuần nhất, ta phải tính toán riêng cho từng khu vực và được thể hiện ở bảng 4.14

Bảng 4.14. Số lƣợng cây tái sinh của lâm phần và Lim xẹt phân theo từng cấp chiều cao

K V Đối tượng Tổng số (cây)

Số lượng cây tái sinh /ha của lâm phần và Lim xẹt

Phân theo từng cấp chiều cao (cm) < 100 101- 200 201- 300 301- 400 <500 1 Lim xẹt 834 313 229 146 83 63 Lâm phần 10.729 3.313 2.145 1.875 1.813 1.583 2 Lim xẹt 563 209 187 83 42 42 Lâm phần 8.396 2.833 2.438 1.729 834 562 3 Lim xẹt 1.250 0 0 125 250 417 Lâm phần 13.438 1.917 2.229 3.146 3.417 2.729

Theo đánh giá về cây tái sinh của viện điều tra quy hoạch rừng được chia làm 5 cấp và những cây tái sinh có chiều cao >100cm sẽ được đánh giá là cây có triển vọng, cụ thể là:

Cấp 1: Mật độ cây tái sinh >12.000 cây/ha là tái sinh rất tốt. Cấp 2: Mật độ cây tái sinh 8.001-12.000 cây/ha là tái sinh tốt. Cấp 3: Mật độ cây tái sinh 4.001 – 8.000 cây/ha là tái sinh khá.

Cấp 4: Mật độ cây tái sinh 2.001- 4.000cây/ha là tái sinh trung bình. Cấp 5: Mật độ cây tái sinh < 2.000 cây/ha là tái sinh kém.

Theo kết quả điều tra ở bảng 5.15 cho thấy: Tái sinh tự nhiên của lâm phần ở khu vực 1 và 2 được đánh giá là tốt (cấp 2 >8.001cây/ha), khu vực 3 là rất tốt (>12.000cây/ha)

Ở khu vực 1 và 2 tôi thấy, số lượng cây tái sinh ở khu vực 1 cao hơn số cây của khu vực 2 (ở khu vực 1 mật độ cây tái sinh là 10.729 cây/ha, khu vực 2 mật độ cây tái sinh là 8.396 cây/ha). Số lượng cây triển vọng ở khu vực 1 cũng cao hơn so với khu vực 2. Từ đó có thể kết luận rằng khả năng tái sinh của khu vực 1 cao hơn khu vực 2. Phân bố số cây theo cấp chiều cao của lâm phần ở cả 2 khu vực đều giảm dần khi cấp chiều cao tăng lên. Ở chiều cao < 50cm, số lượng cây tái sinh tương đối cao (khu vực 1 có 3.313 cây chiếm 30,88% tổng số 10.729 cây tái sinh của lâm phần; khu vực 2 có 2.833 chiếm 33,74% tổng số 8.396 cây tái sinh của lâm phần).

Tái sinh tự nhiên của Lim xẹt cũng rất khác nhau ở 2 khu vực, nhìn chung ở khu vực 1 Lim xẹt tái sinh tốt hơn so với khu vực 2 (ở khu vực 1 mật độ Lim xẹt tái sinh là 834 cây/ha chiếm 7,86%; khu vực 2 mật độ cây tái sinh là 563 cây/ha chiếm 6,71% tổng số cây tái sinh của lâm phần). Tuy nhiên Lim xẹt tái sinh chủ yếu ở chiều cao < 50cm (khu vực 1 có 313 cây chiếm 37,53%; khu vực 2 có 209 cây chiếm 37,12% tổng số cây Lim xẹt tái sinh). Tỷ lệ cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên có triển vọng ở khu vực 1 cao hơn so với khu vực 2 (ở khu vực 1 tổng số cây Lim xẹt có chiều cao > 100m là 521 cây chiếm 60,8% tổng số 843 cây Lim xẹt tái sinh; khu vực 2 là 354 cây chiếm 62,88% tổng số 563 cây Lim xẹt tái sinh).

Riêng khu vực 3 thì đây là kết quả của việc khai thác rừng quá mức, rừng đã có thời gian phục hồi và xuất hiện một thế hệ cây tái sinh có đường kính ngang ngực và đường kính tán nhỏ, những loại cây này đã bắt đầu vào giai đoạn khép tán. Số lượng Lim xẹt tái sinh nhiều hơn so với 2 khu vực trên

là loài cây có triển vọng và trong tương lai sẽ tham gia vào tầng tán chính của rừng nếu rừng phục hồi tốt.

Như vậy có thể kết luận rằng ở khu vực 3 tỷ lệ cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên có triển vọng cao hơn so với 2 khu vực trên, hay nói cách khác là điều kiện ngoại cảnh ở khu vực 3 phù hợp cho cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)