Đặc điểm tái sinh tự nhiên của Lim xẹt: Khu vực 1 có công thức tổ thành:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp (Trang 75 - 76)

- Xử lý hạt giống:

5.1.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của Lim xẹt: Khu vực 1 có công thức tổ thành:

Khu vực 1 có công thức tổ thành: 0,78Lxe+ 0,60 Mc + 0,54Tc + 0,52 Ct + 0,52 Vc + +0,46 Rg + 0,43Xn +0,35 Kt… Khu vực 2 có công thức tổ thành: 0,87 Mc + 0,67 Lxe + 0,57 Tc + 0,52 Rg + 0,40 Mtt + + 0,38 Bb + 0,35S +0,32 Ct… Khu vực 3 có công thức tổ thành: 1,49Tn +0,93Lxe + 0,71Mtt +0,57 Rg +0,56 Rrh +0,40Cv+ +0,31Mc+0,31Tth+ 0,26Ks+0,26Lxa + …

Ở khu vực 1 và 2 về cơ bản chúng giống nhau về thành phần loài cây, số cây có giá trị chiếm tỷ lệ cao và tương đối đồng đều nhưng tỷ lệ tổ thành loài cây tái sinh của khu vực 1 đồng đều hơn so với khu vực 2. Riêng khu vực

3 cây cũng đa dạng về thành phần loài cây, song chủ yếu là cây có giá trị thấp chiếm tỷ lệ tương đối cao như Thành ngạnh, thẩu tấu,… còn những cây có giá trị như Re gừng, Lim xẹt… lại chiếm tỷ lệ rất thấp.

Tái sinh của lâm phần nơi có Lim xẹt phân bố ở khu vực nghiên cứu là rất tốt từ 8.396 -13.438 cây/ha, số lượng cây tái sinh giảm dần khi chiều cao cây tái sinh tăng lên, cây tái sinh của lâm phần có cấp chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Lim xẹt tái sinh ở khu vực 1 và 2 chiếm tỷ lệ từ 6,71-7,86% so với tổng số cây tái sinh của lâm phần, chủ yếu ở cấp chiều cao <50cm, tỷ lệ cây có triển vọng rất thấp. Riêng khu vực 3 tỷ lệ cây Lim xẹt tái sinh có triển vọng cao nhất chiếm 9,3% tổng số cây tái sinh của lâm phần), đây là loài cây có triển vọng và trong tương lai sẽ tham gia vào tầng tán chính của rừng nếu rừng phục hồi tốt.

Lim xẹt tái sinh xung quanh gốc cây mẹ là tương đối đồng đều ở cả 3 vị trí: Mép tán, trong tán và ngoài tán. Ở mép tán và ngoài tán Lim xẹt xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)