Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của cây Lim xẹt: 1 Đặc điểm nhận biết:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp (Trang 72 - 75)

- Xử lý hạt giống:

5.1.1. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của cây Lim xẹt: 1 Đặc điểm nhận biết:

5.1.1.1. Đặc điểm nhận biết:

Theo kết quả điều tra tại khu vực nghiên cứu, Lim xẹt là cây gỗ nhỡ, chiều cao có thể đạt 18-19m, đường kính D1.3 đạt 22-23cm.Thân tròn thẳng, tán thưa, đường kính tán đạt trung bình là 5,64m, cành non phủ nhiều lông màu nâu rỉ sắt, những cây già đã có hiện tượng vỏ bong vảy.

Lá kép lông chim 2 lần chẵn, cuống chính dài 7-16cm không có tuyến. Cuống thứ cấp dài 12cm. Lá chét mọc đối hình trái xoan thuôn đều gần tròn, đuôi nêm và hơi lệch, dài 1-2cm, rộng 0,5 – 1cm. Lá kèm nguyên.

Hoa tự chùm viên chùy ở lách lá gần đầu cành, nụ hình cầu, đường kính dài 0,8-0,9cm, lá bắc sớm rụng. Hoa lưỡng tính gần đều đài hợp gốc xẻ 5 thùy, xếp lợp. Tràng 5 cánh màu vàng, có cuống ngắn; nhị 10 rời, vươn ra ngoài hoa, gốc chỉ nhị phủ nhiều lông dài màu nâu gỉ sắt; vòi nhụy dài, đầu nhị nguyên.

Quả đậu hình trái xoan dài, dẹt, mép mỏng thành cánh, dài 9-13cm, rộng 2,5-3cm. Khi non quả màu tím, khi chín màu nâu bóng. Không tự nứt. Hạt nằm chéo góc 450

trong quả, màu cánh gián, bóng và cứng.

Cây con tái sinh có chiều cao biến động 1<h<5,5m, đường kính đạt từ 2<d<17cm, thân tròn thẳng, phân cành thấp (có cây h =0,83 m đã có hiện tượng phân cành), lá kép lông chim 2 lần chẵn, lá có màu xanh nhạt, cành non phủ nhiều lông màu rỉ sắt, vỏ có nhiều vòng quanh thân. Lim xẹt có bộ rễ chìm, rễ cọc ăn sâu dưới đất.

Lim xẹt là loài cây ưa sáng, tháng 1 cây bắt đầu rụng lá, tháng 4 cây đâm trồi nảy lộc và ra hoa kết quả vào tháng 5-6, quả chín tháng 8-10. Cây tái sinh thường mọc rải rác hoặ c đám nhỏ trong rừng thứ sinh phục hồi.

Lim xẹt phân bố nhiều ở Tam Đảo ở những nơi có độ cao <300m, nhiệt độ bình quân năm là 23,70C, nhiệt độ tối cao bình quân là 41,50C, nhiệt độ tối thấp bình quân là 3,20C, lượng mưa trên 1600mm/năm, độ ẩm tương đối không khí đạt 81%.

Lim xẹt có thể tái sinh chồi và hạt tốt ở những nơi có độ tàn che nhẹ (<0,6), trên đất Feralit điển hình phát triển trên nhiều loài đá như: Phiến sét, Mica …, ở những nơi có tầng đất dày ( >100cm), ít đá nổi, đá lẫn, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, nồng độ PH thấp (PH:3,95-4,62). Vì vậy, có thể chọn làm loài cây cải tạo rừng nghèo, hoặc khoanh nuôi trong rừng đang phục hồi.

5.1.2. Một số đặc điểm cấu trúc của rừng có Lim xẹt phân bố:

5.1.2.1. Cấu trúc tổ thành rừng: Khu vực 1 có công thức tổ thành là: 1,09Bbu +0,64Lxe +0,61Rg + 0,55Ttr + 0,53Ds + +0,49Ct + 0,44S +0,42Mđ+0,40Vt +... Khu vực 2 có công thức tổ thành là: 1,01Ttr +0,82Lxe +0,53S +0,51Vt+ 0,48Rx + +0,37Xn +0,32Bb +0,29Mc +…

Như vậy, cấu trúc tổ thành tầng cây cao ở 2 khu vực nghiên cứu (trạng thái IIA, IIB) gồm nhiều loài cây hỗn giao và cấu trúc tổ thành ở khu vực 1 phức tạp hơn so với khu vực 2, số loài tham gia vào cấu trúc rừng của khu vực 1 cũng cao hơn so với khu vực 2.

5.1.2.2. Cấu trúc tầng thứ của rừng:

- Tầng cây cao:

Chiều cao bình quân toàn rừng từ 7,96m đến 10,94m và giới hạn từ 5,00m đến 19,00m; trong khi đó chiều cao bình quân của Lim xẹt từ 7,33m

đến 13,75m giới hạn từ 5,00m đến 19,00m. Như vậy chiều cao bình quân của Lim xẹt cao hơn chiều cao bình quân của toàn rừng, chứng tỏ Lim xẹt là loài cây chiếm tầng ưu thế của rừng.

- Tầng cây tái sinh:

Chiều cao của cây tái sinh bình quân toàn rừng từ 1,23m đến 1,78m và giới hạn từ 0,27m-4,3m, chiều cao bình quân của Lim xẹt từ 1,23m đến 1,82m và giới hạn từ 0,27m đến 4,5m (khu vực 1), chiều cao của cây tái sinh bình quân toàn rừng từ 1,29m đến 1,79m và giới hạn từ 0,24m-4,3m, chiều cao bình quân của Lim xẹt từ 1,23m đến 1,83m và giới hạn từ 0,27m đến 4,3m (khu vực 2), chiều cao của cây tái sinh bình quân toàn rừng từ 2,12m đến 2,91 và giới hạn từ 2,15m-5,4m, chiều cao bình quân của Lim xẹt từ 2,32m đến 2,87m và giới hạn từ 2,2m đến 5,3m (khu vực 3). Như vậy chiều cao bình quân của Lim xẹt tái sinh cao hơn chiều cao bình quân của toàn rừng, chứng tỏ Lim xẹt tái sinh là loài cây chiếm tầng ưu thế của rừng.

Trong kết cấu tầng tán của rừng vẫn chưa được hình thành rõ do rừng ở đây đang trong giai đoạn từng bước phục hồi sau nương rẫy và sau khai thác chọn phức tạp của con người, vì thế rừng chưa đủ điều kiện đạt tới mức ổn định, độ tàn che từ 0,37 đến 0,53 là phù hợp cho loài Lim xẹt tái sinh và phát triển, do đó không cần phải tác động nhiều các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như: Chặt thấu quang, dọn vệ sinh mà để rừng tự phục hồi tự nhiên.

- Tầng cây bụi, thảm tươi: Ở rừng xuất hiện những loại cây bụi như: Dớn đen, trọng đũa, đắng cảy, kim sương, đom đóm, mía giò, cơm nếp, ké hoa vàng, cỏ lào, sim, mua, … với chiều cao trung bình từ 1,23m đến 1,42m; độ che phủ bình quân từ 33,5% đến 47,8%. Các loài thảm tươi như: Cỏ 3 cạnh, dương xỉ, chít, gắm, bọt cua, cỏ tre, cỏ gà …với chiều cao trung bình từ 0,23m đến 0,41m; độ che phủ bình quân từ 24,7% đến 31,5%. Điều đó chứng tỏ, cây bụi thảm tươi có mật độ dày, chiều cao bình quân lớn không những ảnh hưởng hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp xúc đất của hạt giống và sức nẩy mầm của chúng (nếu gặp thời tiết nóng ẩm hạt giống có thể bị thối) mà còn ảnh hưởng rất lớn đến mật độ và tỷ lệ cây tái sinh, do đó trong quá trình nuôi dưỡng cần

luồng phát cây bụi thảm tươi ở những nơi có nhiều cây con tái sinh có triển vọng nhằm hoàn trả lại không gian dinh dưỡng cho cây tái sinh sinh trưởng và phát triển tốt

5.1.2.3. Tương quan giữa D1.3 với HVN, DT của Lim xẹt:

-Tương quan giữa D1.3 và HVN được thể hiện bằng phương trình và được mô phỏng bằng hình vẽ 5.1

HVN = 4956,168 + D1.3-1,643

-Tương quan giữa D1.3 và DT được thể hiện bằng phương trình và được mô phỏng bằng hình vẽ 5.1

DT = 6.139 + 1.037 * D1.3

5.1.3. Thành phần loài cây đi kèm:

Lim xẹt thường mọc rải rác cùng với các loài như: Re gừng, Trám chim, Bùm bụp,Vạng trứng, Dung chè, Chẹo tía, Sung … Như vậy trong cấu trúc rừng trồng rừng, làm giàu và phục hồi rừng ta có thể trồng Lim xẹt hỗn giao với các loài trên, và có thể trồng theo tỷ lệ giảm dần theo các loài cây như đã sắp xếp ở trên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)