Cấu trúc siêu tế vi vùng liên kết có lớp IMC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ hàn liên kết nhôm thép bằng quá trình hàn TIG (Trang 126 - 127)

d) Thành phần hợp kim tại vị trí 4

Hình 5.19 Thành phần nguyên tố tại các vị trí khảo sát trong vùng liên kết có chứa lớp IMC

5.10. Kết luận chương 5

Qua phân tích các kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở chương này, chúng ta thấy rằng việc hàn liên kết hybrid nhôm – thép bằng quá trình hàn hồ quang nói chung và hàn TIG nói riêng sẽ gặp rất nhiều khó khăn so với trường hợp hàn các cặp kim loại cùng chủng loại thông thường do hình thành lớp liên kim IMC cứng và giòn. Quá trình hàn chỉ thành công nếu như chúng ta sử dụng năng lượng đường phù hợp (nhỏ nhất có thể) kết hợp với việc vát mép hợp lý, loại bỏ các nhấp nhô tế vi và để khe hở hàn đủ lớn, cùng với việc lựa chọn vật liệu hàn thích hợp cũng như phải áp dụng các kỹ thuật đặc biệt.

Ở chương này, tác giả đã đưa ra được tất cả các kết quả đặc trưng của quá trình hàn TIG liên kết hybrid nhôm – thép chữ T, hàn cả 2 phía mà không dùng thuốc hàn hay vật liệu trung gian. Đã tiến hành phân tích và đánh giá đầy đủ về các kết quả nhận được, thông qua đó đã đưa ra được các giải pháp kỹ thuật thích hợp nhằm hạn chế các khuyết tật gặp phải và nâng cao chất lượng của liên kết hàn.

Tác giả cũng đã áp dụng các kỹ thuật tiên tiến để phân tích và đánh giá chất lượng hàn một cách triệt để nhất bảo đảm độ tin cậy. Đã chứng minh được giả thuyết đưa ra và lý giải được đầy đủ về cơ chế, bản chất và điều kiện hình thành liên kết kim loại giữa nhôm và thép khi hàn bằng quá trình hàn hồ quang nói chung và quá trình hàn TIG nói riêng. Qua đánh giá các kết quả nghiên cứu, có thể khẳng định rằng chế độ hàn số 5 với năng lượng đường q = 680 J/mm là thích hợp nhất đối với bài toán đặt ra trong luận án này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ hàn liên kết nhôm thép bằng quá trình hàn TIG (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w