Phương pháp dòng tiền chiết khấu

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu trong xác định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 40 - 43)

• Cơ sở lý luận

Phương pháp dòng tiền chiết khấu là một phương pháp xác định giá trị Doanh nghiệp dựa trên quan điểm đánh giá của nhà đầu tư đa số. Đối với nhà đầu tư đa số, việc bỏ tiền ra mua Doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại không phải là để mong chờ vào các khoản lợi tức mà Doanh nghiệp có thể mang lại trong tương lai, mà để đổi lấy một cơ hội, nhà đầu tư sau khi nắm quyền kiểm soát có thể điều khiển Doanh nghiệp hoạt động theo tính toán của mình để mang lại lợi nhuận lớn nhất.

Nhà đầu tư luôn luôn đánh giá mọi việc dựa trên cơ sở dòng tiền. Họ chỉ tiến hành mua Doanh nghiệp khi đã đánh giá Doanh nghiệp theo đúng tiêu chuẩn hiệu quả của dự án đầu tư đồng thời cân nhắc về thời điểm phát sinh các dòng tiền đó trong tương lai.

Do vậy giá trị hiện tại của dòng tiền thuần mà việc đầu tư vào Doanh nghiệp cả ở thời điểm hiện tại và tương lai đem lại cho nhà đầu tư đa số, được coi là tiêu chuẩn thích hợp để xác định giá trị Doanh nghiệp.

• Phương pháp xác định

Việc xác định giá trị theo phương pháp này được thực hiện chia thành các bước cơ bản sau:

Bước 1: Thực hiện dự báo dài hạn về các dòng tiền vào và các dòng tiền ra có thể phát sinh trong tương lai, bao gồm:

+ Dự báo về doanh thu, chi phí vận hành, các khoản vốn đầu tư bổ sung và các khoản vốn rút ra khỏi quá trình kuôn chuyển trong từng năm.

+ Dự báo chu kỳ đầu tư và giá trị DN vào thời điểm cuối của chu kỳ đó. Trong đó:

Dòng tiền thuần của dự án đầu tư = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra Với:

Dòng tiền vào: là các khoản thu nhập mà DN có thể đưa lại dưới hình thức trích khấu hao TSCĐ, lợi nhuận thuần hàng năm và các khoản vốn DN thu được khi dự án đầu tư kết thúc.

Dòng tiền ra: là những khoản chi phí đầu tư vào DN bao gồm các khoản vốn đầu tư vào TSCĐ và TSLĐ thường xuyên trong tương lai đối với DN.

Bước 2:Xác định tỷ suất chiết khấu dòng tiền Tỷ suất chiết khấu

dòng tiền =

Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các

khoản đầu tư -

Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu

Bước 3: Xác định giá trị hiện tại của dòng tiền thuần theo tỷ suất chiết khấu nói trên dựa theo công thức:

( ) ( )n n n t t t i V i CF V + + + =∑ =1 1 1 0 Trong đó:

V0 : giá trị doanh nghiệp CFt : giá trị dòng tiền

Vn : Giá trị doanh nghiệp ở cuối chu kì đầu tư (năm thứ n) • Ưu nhược điểm của phương pháp

Ưu điểm:

Cách tính toán giá trị Doanh ngh theo phương pháp này về thực chất là lựa chọn phương pháp đầu tư tối ưu. Do đó, giá trị Doanh nghiệp tính toán được sẽ là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư đa số có thể trả, nếu tham gia đấu thầu. Phương pháp này thích hợp với cách tiếp cận Doanh nghiệp của các nhà đầu tư đa số.

Phương pháp này cung cấp một cách giải thích rõ ràng nhất vì sao Doanh nghiệp này lại có giá trị cao hơn Doanh nghiệp kia.

Đây là phương pháp điển hình mà nó được xem xét trong một trạng thái động vì công thức tổng quát xây dựng được đòi hỏi phải đề cập và lượng hóa toàn bộ yếu tổ tác động tới giá trị Doanh nghiệp như doanh thu, chi phí, thuế thu nhập, vốn đầu tư, tỷ suất chiết khấu dòng tiền...

Hạn chế:

Phương pháp dòng tiền chiết khấu gặp phải khó khăn trong vấn đề lượng hóa tỷ suất chiết khấu và chu kỳ đầu tư.

Đối với những Doanh nghiệp nhỏ không có chiến lược kinh doanh hoặc chiến lược kinh doanh không rõ ràng thì phương pháp này đôi khi lại mang nặng tính lý thuyết.

Phương pháp này đòi hỏi người đánh giá phải có năng lực chuyên môn trong việc thẩm định dự án đầu tư.

Để phương pháp này trở thành hiện thực đòi hỏi một lượng thông tin lớn đẻ đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến DN, các thông tin đó phải đạt đến một độ tin cậy cần thiết.

Chương 2

Thực trạng hoạt động định giá doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu trong xác định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w