Trong thời kỳ phát triển của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, quá trình cổ phần hoá đã diễn ra mạnh mẽ và song song với nó là hoạt động định giá cũng phát triển không ngừng. Tính từ năm 1992 đến nay đã có trên 3000 doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá, trong số đó có trên 2000 doanh nghiệp được định giá. Hoạt động định giá đã góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hoá, đánh giá chính xác giá trị thực tế của các doanh nghiệp trên thị trường.
Trong suốt quá trình hoạt động, các công đoạn định giá đã được rút ngắn tránh vòng vèo tốn kém về thời gian và chi phí. Các hoạt động định giá hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ ở các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản mới hướng dẫn hoàn thiện quá tình định giá như: Các nghị định số 44/1998/ NĐ-CP ngày 29/09/1998; số 64/2002/ND-CP. Tại thông tư 126/2004/TT – BTC ngày 24/12/2004 hướng dẫn thi hành nghị định 187/2004/NĐ –CP đã hướng dẫn thời gian hoàn thành tối đa không quá 60 ngày đối với tổng công ty và 30 ngay đối với các trường hợp khác.
Hình thành các tổ chức tài chính hỗ trợ doanh nghiệp trong xử lý tài chính. Chính phủ ban hành các văn bản hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành định giá như nghị định 187/2004/ NĐ – CP và thông tư 126/2004/TT –BTC, hình thành các công ty
quản lý vốn và xử lý nợ là đại diện của nhà nước như: Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước(SCIC); Công ty Mua bán nợ…việc hình thành hai tổ chức kinh tế trên đã giúp cho các doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc trong quá trình định giá một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Công tác định giá ngày càng được thực hiện một cách chuyên nghiệp với kết quả định giá chính xác và chung thực hơn. Việc hình thành và hoạt động hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam đã góp phần hoàn thiện quá trình định giá doanh nghiệp, giá của chứng khoán phản ánh giá trị của doanh nghiệp, là thị trường huy động, lưu thông, thu hút vốn cho doanh nghiệp. Do đó công tác định giá doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện hơn mang tính chuyên nghiệp hơn. Giá trị của doanh nghiệp được định giá sát thực hơn.
Tuy vậy hoạt động định giá còn nhiều hạn chế khách quan chưa thể hoàn thiện cần được khắc phục.
2.4.2. Những hạn chế cần khắc phục
Do là một hoạt động mới nên việc lựa chọn phương pháp định giá trong doanh nghiệp còn chưa chính xác, chưa phù hợp với từng doanh nghiệp khác nhau vì các doanh nghiệp khác nhau có loại hình kinh doanh khác nhau, cơ cấu tài sản khác nhau…… Hiện nay có hai phương pháp chính được thực hiện chủ yếu ở Việt Nam đó là: Phương pháp tài sản và Phương pháp dòng tiền chiết khấu. Việc lựa chọn phương pháp nào cho doanh nghiệp nào là một vấn đề không đơn giản.
Phương pháp định giá doanh nghiệp chưa bao quát hết được các trường hợp tái cấu trúc lại doanh nghiệp nhà nước. Quá trình chia tách sát nhập các công ty trong hệ thống các doanh nghiệp quốc doanh yêu cầu hoạt động định giá doanh nghiệp phải hoàn thiện thích ứng để phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp sau quá trình tái cấu trúc. Thực tế hiện nay, các Tổng công ty hình thành do sát nhập các công ty con thì giá trị chính bằng giá trị của các công ty con, giá trị của doanh nghiệp chưa được phản ánh chính xác.
Ngoài ra hai phương pháp định giá hiện nay đều tồn tại những bất cập vì chưa hoàn toàn phù hợp với tình hình tài chinh, đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam cũng như sự phát triển chậm của thị trường chứng khoán. Công tác định giá còn mang nhiều tính chủ quan.