doanh nghiệp
Hiện tại, các doanh nghiệp đã và đang tiến hành hoạt động định giá doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hoá và đánh giá lại tình hình tài chính của doanh nghiệp chuẩn bị cho công tác đưa cổ phiếu của doanh nghiệp vào lưu thông trên thị trường chứng khoán. Việc lựa chọn các phương pháp định giá khác nhau đôi làm cho giá trị của doanh nghiệp không thống nhất hiện tại ở Việt Nam các doanh nghiệp thường định giá theo phương pháp tài sản thuần, và chiêt khấu dòng thu nhập, ngoài ra con một số phương pháp khác cung được áp dụng nhưng chỉ mang tính chất tham khảo. Thống kê các doanh nghiệp cổ phần đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cho thấy phần lớn các doanh nghiệp sử dụng phương pháp tài sản thuần trong công tác định giá. Ví dụ một số công ty niêm yết trên thi trường chứng khoán và phương pháp định giá:
Phương pháp dòng tiền chiết khấu:
- Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Công ty Cổ phần sữa Hà Nội
- Công ty cổ phần Chứng khoán Hải Phòng - Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk ………..
- Công ty Cổ phần Viglacera Đông Anh - Công ty Cổ phần xây dựng Công trình ngầm - Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong ……….
Phần lớn các công ty tại Việt Nam được định giá theo phương pháp tài sản thuần với nguyên tắc và phương pháp tính như sau:
NGUYÊN TẮC ĐỊNH GIÁ.
Chỉ đánh giá lại những tài sản mà doanh nghiệp dự kiến tiếp tục sử dụng sau khi chuyển thành Công ty cổ phần, không đánh giá lại những tài sản doanh nghiệp không cần dùng, tài sản chờ thanh lý.
Đối với tài sản là hiện vật: Giá trị thực tế của tài sản được xác định trên cơ sở giá thị trường và tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Giá thị trường của tài sản được xác định căn cứ vào: Giá đang mua, bán trên thị trường cộng chi phí vận chuyển, lắp đặt (nếu có) đối với những tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải có lưu thông trên thị trường. Nếu là tài sản đặc thù, không có lưu thông trên thị trường thì tính theo giá mua của những tài sản cùng loại, có cùng công suất hoặc tính năng tương đương. Trường hợp không có tài sản tương đương thì tính theo giá tài sản ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
Tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản được xác định căn cứ vào: giá trị còn lại theo tỷ lệ % so với nguyên giá tài sản mới mua sắm hoặc mới đầu tư xây dựng. Việc xác định tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản đảm bảo nguyên tắc tỷ lệ chất lượng còn lại không thấp hơn 20%.
Đối với tài sản là phi hiện vật: việc định giá được căn cứ trên cơ sở các biên bản kiểm kê, đối chiếu, giấy xác nhận, hồ sơ chứng từ gốc, sổ sách kế toán và Báo cáo tài chính đã kiểm toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
PHƯƠNG PHÁP TÍNH.
• Tài sản cố định là nhà cửa - vật kiến trúc:
Giá trị còn lại = Tỷ lệ % còn lại x Nguyên giá
Tỷ lệ % còn lại: được xác định căn cứ theo Thông tư số 13/LB-TT ngày 18/08/1994 của liên Bộ Xây Dựng - Tài Chính - Vật giá Chính phủ hướng dẫn phương pháp xác định giá trị còn lại của nhà ở trong bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê; và kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng thực tế nhà cửa, vật kiến trúc của chuyên viên các bộ phận chuyên môn kỹ thuật của doanh nghiệp và tổ chức định giá.
Nguyên giá: là nguyên giá xác định lại, được xác định như sau:
Nguyên giá = Đơn giá xây dựng mới x Diện tích sàn xây dựng
- Đơn giá xây dựng mới: được áp dụng theo “Bảng giá chuẩn tối thiếu trị giá nhà và vật kiến trúc khác để tính lệ phí trước bạ trên địa bàn TP”
- Diện tích sàn xây dựng: được xác định căn cứ theo “Bản vẽ hiện trạng nhà cửa, vật kiến trúc” do Công ty thiết kế lập.
• Tài sản cố định là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, tài sản cố định khác:
Giá trị còn lại = Tỷ lệ % còn lại x Nguyên giá
Tỷ lệ % còn lại: được xác định dựa trên thời gian đã sử dụng, thời gian còn tiếp tục sử dụng và niên hạn sử dụng của các TSCĐ, căn cứ trên cơ sở mức thời gian khấu hao trung bình theo khung thời gian khấu hao được quy định tại “Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định” ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; và căn cứ theo kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng thực tế tài sản của chuyên viên các bộ phận chuyên môn kỹ thuật của doanh nghiệp và tổ chức định giá. Đối với tài sản vô hình là giá trị quyền sử dụng đất, tỷ lệ còn lại được xác định là 100%.
- Các TSCĐ là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý, phần mềm quản lý được đầu tư, mua sắm trong vòng 03 năm thì nguyên giá mới được xác định theo nguyên giá trên sổ sách kế toán tại thời điểm định giá.
- Các TSCĐ là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý, phần mềm quản lý được đầu tư mua sắm không quá 03 năm thì nguyên giá mới được xác định theo giá thị trường tại thời điểm định giá.
- Các TSCĐ là máy móc thiết bị đặc thù, phương tiện vận tải chuyên dùng thì nguyên giá mới được xác định theo giá trị nguyên giá trên sổ sách kế toán tại thời điểm định giá.
- Các TSCĐ là máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của công nghệ như máy vi tính, máy in, ... thì nguyên giá mới được xác định theo giá trị trường của các sản phẩm có tính năng tương tự.
- Đối với tài sản vô hình là giá trị quyền sử dụng đất, nguyên giá mới được xác định theo giá trị nguyên giá trên sổ sách kế toán tại thời điểm định giá.
Đối với các khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang, giá trị xác định lại được căn cứ theo Báo cáo tài chính đã kiểm toán tại thời điểm định giá.
Đối vời tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý của Phân xưởng trực thuộc mà Tổng Công ty đang quan lý trên sổ sách kế toán, chưa quyết toán, bàn giao thì không đánh giá lại, do các tài sản này đã được đánh giá lại khi xác định giá trị doanh nghiệp
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn :
Đối với các khoản đầu tư, góp vốn vào Công ty con, Công ty liên kết, liên doanh: giá trị xác định lại được xác định theo “Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó tại thời điểm định giá và tỷ lệ góp vốn của Tổng Công ty tại doanh nghiệp đó”, cụ thể như sau:
Giá trị xác định lại phần
vốn góp =
Giá trị vốn chủ sở hữu của Công ty con, Công ty liên doanh, liên kết tại thời
điểm định giá X
Tỷ lệ góp vốn
- Trường hợp giá trị xác định lại thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của Tổng Công ty thì giữ nguyên giá trị theo sổ sách kế toán của Tổng Công ty tại thời điểm định giá.
- Trường hợp các Công ty con, Công ty liên doanh, liên kết đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động thì giá trị xác định lại được lấy theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán của Tổng Công ty tại thời điểm định giá.
- Trường hợp góp vốn liên doanh bằng ngoại tệ thì xác định lại giá trị vốn góp bằng ngoại tệ như trên và quy đổi VNĐ theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm định giá.
Đối với các khoản đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Ngân hàng, các khoản cho vay, tiền gửi dài hạn Ngân hàng: thì giá trị xác định lại được căn cứ theo Báo cáo tài chính đã kiểm toán tại thời điểm định giá.
Đối với các cổ phiếu, trái phiếu đã niêm yết trên Thị trường Chứng khoán tập trung: thì giá trị xác định lại căn cứ theo giá giao dịch của cổ phiếu, trái phiếu đó trên Thị trường Chứng khoán tại thời điểm định giá.
• Tài sản dài hạn khác: bao gồm Chi phí trả trước dài hạn và Tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Trong đó, Chi phí trả trước dài hạn chủ yếu là các khoản trả trước tiền chai két, giá trị xác định lại được căn cứ theo số liệu sổ sách kế toán, Báo cáo tài chính đã kiểm toán tại thời điểm định giá.
Đối với Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, giá trị xác định lại bằng không, do hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn. Doanh nghiệp đã nộp thuế TNDN cho các khoản dự phòng này và hạch toán tăng tài sản như một khoản phải thu nhà nước nếu được chấp thuận các khoản dự phòng này là hợp lệ. Do đó, khi hoàn nhập các khoản dự phòng này vào thu
nhập của doanh nghiệp thi tài sản thuế thu nhập hoãn lại tương ứng với các khoản dự phòng này không còn.
• Tiền và các khoản tương đương tiền: bao gồm tiền mặt tồn quỹ và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn. Giá trị xác định lại được căn cứ theo số liệu sổ sách kế toán, biên bản kiểm quỹ, và giấy báo xác nhận số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng tại thời điểm định giá.
• Đầu tư tài chính ngắn hạn: là các khoản tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 01 năm. Giá trị xác định lại được căn cứ theo số liệu sổ sách kế toán, Báo cáo tài chính đã kiểm toán, và giấy báo xác nhận số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng tại thời điểm định giá.
• Các khoản phải thu: Giá trị xác định lại được căn cứ theo số liệu sổ sách kế toán, các hồ sơ chứng từ gốc, các biên bản đối chiếu xác nhận công nợ tại thời điểm định giá, và kết luận của Chánh thanh tra Bộ Tài chính.
• Hàng tồn kho: Giá trị xác định lại được căn cứ theo số liệu sổ sách kế toán và các biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá tại thời điểm định giá.
• Tài sản ngắn hạn khác: bao gồm Chi phí trả trước ngắn hạn, Thuế và các khoản phải thu nhà nước, Tạm ứng, Ký quỹ, và Tài sản thiếu chờ xử lý. Đối với chi phí trả trước ngắn hạn, tạm ứng, ký quỹ, giá trị xác định lại được căn cứ theo số liệu sổ sách kế toán, Báo cáo tài chính đã kiểm toán tại thời điểm đinh giá, và đánh giá lại tài sản Công cụ dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, còn tiếp tục sử dụng.
Đối với tài sản thiếu chờ xử lý, do Tổng Công ty chưa có quyết định xử lý thừa thiếu kiềm kê, nên tổ chức định giá căn cứ số liệu theo Báo cáo tài chính đã kiểm toán tại thời điểm định giá và chuyển toàn bộ số dư tài sản thiếu sang khoản thu khác. Tổng Công ty có trách nhiệm xử lý dứt điểm vấn đề tồn tại tài chính này trước khi chuyển sang Công ty cổ phần.
• Tài sản không cần dùng, chờ thanh lý loại khỏi giá trị doanh nghiệp: bao gồm tài sản cố định không cần dùng, vật tư hàng hoá ứ đọng, kém, mất phẩm chất, căn cứ theo biên bản kiểm kê, phân loại tài sản tại thời điểm định giá của Tổng Công ty .
• Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp: bao gồm tài sản đang dùng, tài sản không cần dùng, tài sản chờ thanh lý, tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng phúc lợi của doanh nghiệp.
• Giá trị thực tế của doanh nghiệp: là tổng giá trị tài sản đang dùng của doanh ghiệp, bao gồm tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, giá trị quyền sử dụng đất và giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.
• Nợ thực tế phải trả: Giá trị xác định lại được căn cứ theo số liệu sổ sách kế toán, các hồ sơ chứng từ gốc, các biên bản đối chiếu xác nhận công nợ tại thời điểm định giá và kết luận của Chánh thanh tra Bộ Tài chính.
Đối với khoản phải trả Ngân sách Nhà nước do xác định giá trị QSDĐ thì căn cứ theo Chứng thư thẩm định giá của Trung tâm Thẩm định giá để ghi nhận.
• Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi: được xác định lại được căn cứ theo số liệu sổ sách kế toán, Báo cáo tài chính đã kiểm toán tại thời điểm định giá và kết luận số của Chánh thanh tra Bộ Tài chính.
• Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu: hoàn nhập vào vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
• Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp: được xác định bằng “Giá trị thực tế của doanh nghiệp trừ cho Nợ phải trả, Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi, Nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có)”.