Đánh giá và nhận xét của cán bộ giảng dạy theo phƣơng án thực nghiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - ĐHTN (Trang 66 - 67)

Cán bộ giảng dạy theo phương án thực nghiệm đều nhận xét: Tổ chức

giảng dạy và học tập theo phương án mới có tác dụng phát huy được tính tích cực, tính chủ động của SV trong quá trình học tập, tạo môi trường học tập hợp tác, làm việc khẩn trương giữa thầy và trò. Thông qua các biện pháp tổ chức giảng dạy mới, SV biết cách học, biết cách khai thác tri thức từ các tài liệu học tập và giáo trình. Với phương án học mới có tác dụng hình thành được kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá cho SV. Với phương pháp học mới SV nắm được bài tốt hơn. Tuy nhiên với phương pháp giảng dạy mới người thầy phải làm việc vất vả hơn đặc biệt là khâu biên soạn các tài liệu hướng dẫn tự học cho sinh viên và khâu dẫn dắt tổ chức thảo luận, khâu xây dựng các phiếu kiểm tra đánh giá nhằm thông tin phản hồi nhanh cho sinh viên. Giảng dạy theo phương án mới đòi hỏi người thầy phải có trình độ chuyên môn sâu, phải có năng lực tổ chức, điều khiển và thiết kế bài học nhằm tạo ra một môi trường học tập tốt đối với sinh viên, đồng thời phát huy được tính năng động sáng tạo trong hoạt động giảng dạy của GV. Tuy nhiên với phương án giảng

dạy mới tốn rất nhiều thời gian và công sức của cả thầy và trò, đòi hỏi cả thầy và trò phải có sự nỗ lực cao đồng thời cần phải có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, phải có đủ tài liệu và giáo trình cho SV.

Kết luận chƣơng 4

Trên cơ sở kết quả của hai lần thực nghiệm áp dụng trên phần tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, với quy trình đổi mới hoạt động dạy học môn Tâm lý học ở các hình thức tổ chức hoạt động tự học môn Tâm lý học ở trên lớp, ở nhà theo hướng tích cực hoá hoạt động người học bằng các biện pháp: Tạo môi trường học tập, tổ chức SV làm việc theo nhóm kết hợp với thảo luận, sử dụng phương pháp mô hình hoá và thông tin phản hồi nhanh, hướng dẫn tự học bài mới, hướng dẫn tự kiểm tra, tự đánh giá cho SV. Kết quả đạt được nêu trên khẳng định ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Đây là một thành công trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Tâm lý học, nó góp phần vào việc nâng cao hiệu quả đào tạo trong các trường sư phạm nói chung và khoa Ngoại ngữ - ĐHSP nói riêng.

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - ĐHTN (Trang 66 - 67)