Tiến hành tổ chức bài học:

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - ĐHTN (Trang 84 - 88)

Bước 1 : Giáo viên tạo môi trường học tập. Bằng cách đặt vấn đề nêu lại chủ đề thảo luận.

Bước 2 : Tổ chức cho sinh viên làm việc theo nhóm với chủ đề thảo luận. Bước 3 : Đại diện của các nhóm lần lượt trình bày thảo luận theo chủ đề, GV có thể ghi tóm tắt nội dung của từng bản báo cáo, các thành viên khác góp ý kiến về sản phẩm của từng nhóm :

Yêu cầu của bài thảo luận là sinh viên phải làm sáng tỏ được các vấn đề cơ bản sau: Trẻ em là gì? Một số quan niệm sai lầm về sự phát triển tâm lý của trẻ em; Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển tâm lý của trẻ em Bước 4: Giáo viên nhận xét đánh giá hệ thống sản phẩm của các nhóm đã được chuẩn bị trước.

Bước 5: Thu phiếu học tập của sinh viên.

Bước 6: Thông tin phản hồi nhanh bằng hệ thống câu hỏi đã xây dựng ở phiếu hướng dẫn tự học..

Bước 7: Hướng dẫn tự học ở nhà cho SV

Bài số 2 : Tâm lý học lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS) I. Hƣớng dẫn tổ chức tự học ở nhà nhằm rèn luyện kỹ năng tự học cho SV.

1. Thiết kế các mục tiêu học tập mà SV phải hoàn thành: Học xong bài học này sinh viên có thể hiểu rõ :

- Vị trí, ý nghĩa của lứa tuổi học sinh THCS

- Những yếu tố của sự hình thành và phát triển tâm lý của học sinh THCS - Đặc điểm tâm lý của học sinh THCS

- Vận dụng tri thức cơ bản của bài học vào việc giáo dục học sinh THCS - Có thái độ tích cực khi nhìn nhận đánh giá về vai trò của lứa tuổi học sinh THCS.

2. Tri thức và vốn kinh nghiệm cần có của sinh viên là mục tiêu về tri thức đã được xác định ở trên.

3.Nhiệm vụ cụ thể và nội dung cơ bản SV cần tiến hành đó là tự nghiên cứu để hoàn thành toàn bộ các mục tiêu học tập đã đề ra.

4. Tài liệu bắt buộc và tài liệu tham khảo. (toàn bộ tài liệu đã giới thiệu ở phiếu học tập của bài học số một).

5. Hướng dẫn SV tự phản hồi bằng hệ thống câu hỏi sau:

Câu I: Hãy điền từ Đ hoặc S vào các câu sau.

1. Do sự phát triển cơ thể không cân đối nên thiếu niên thường có những cử động lúng túng, vụng về.

Đúng... Sai... 2. Sự phát triển cơ thể của tuổi thiếu niên nhìn chung là mạnh mẽ và cân đối. Đúng... Sai...

3. Tình trạngu dễ bị kích động mạnh hoặc bị ức chế sâu là do hệ thần kinh của thiếu niên chưa có khả năng chịu được các kích thích có cường độ mạnh, đơn điệu và kéo dài.

Đúng... Sai...

4. Sự xuất hiện cảm giác “mình là người lớn” thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu giao tiếp với người lớn ở học sinh THCS.

Đúng... Sai...

5. Lứa tuổi HS THCS thường hay xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu tự đánh giá và khả năng tự đánh giá của các em.

Đúng... Sai...

Câu II : Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:

1. Mệnh đề nào dưới đây thể hiện đúng bản chất giai đoạn lứa tuổi học sinh THCS:

a) Tuổi dậy thì

b) Tuổi khủng hoảng, khó khăn

c) Tuổi chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành

d) Về cơ bản, thiếu niên vẫn là trẻ con không hơn không kém.

2. Sự phát triển thể chất của lứa tuổi thiếu niên về cơ bản là giai đoạn: a) Phát triển chậm, theo hướng hoàn thiện các yếu tố từ lứa tuổi nhi đồng b) Phát triển với tốc độ nhanh, không đồng đều, không cân đối

c) Phát triển với tốc độ nhanh, đồng đều, cân đối

d) Phát triển mạnh về tầm vóc cơ thể (chiều cao, cân nặng)

3. Nguyên nhân chủ yếu khiến thiếu niên thường nói “nhát gừng”, “cộc lốc” là: a) Muốn khẳng định tính người lớn của mình trong quan hệ với người xung quanh. b) Muốn che đậy sự lóng ngóng, vụng về của mình do sự phát triển thiếu cân đối của cơ thể gây ra.

c) Sự phát triển không cân đối của cơ thể làm các em thấy mệt mỏi, ngại giao tiếp.

d) Do phản xạ với tín hiệu trực tiếp hình thành nhanh hơn phản xạ với tín hiệu từ ngữ.

4. Những thay đổi về vị trí của thiếu niên trong gia đình có tác dụng như thế nào đối với thiếu niên?

a) Tăng cường sự lệ thuộc của các em vào cha mẹ

b) Thúc đẩy tính tích cực, độc lập trong suy nghĩ và hành động

c) Một mặt thúc đẩy phát triển tính người lớn nhưng mặt khác lại làm kìm hãm tính người lớn ở các em.

d) Cả a, b, c.

5. Nguyên nhân nảy sinh ở thiếu niên cảm giác về sự trưởng thành: a) Các em nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể và sức lực b) Các em cảm thấy sự mở rộng về tri thức, kĩ năng, kĩ xảo

c) Các em tham gia nhiều hơn vào cuộc sống xã hội và có tính tự lập giống người lớn

d) Cả a, b, c.

6) Cách đối xử nào với thiếu niên là thích hợp nhất?

a) Người lớn cần tôn trọng tính độc lập của các em, để các em hoàn toàn tự quyết định các vấn đề của mình.

b) Thiếu niên vẫn chưa thực sự là người lớn nên cần quan tâm kiểm soát từng cử chỉ, hành động của các em.

c) Người lớn cần có quan hệ hợp tác giúp đỡ thiếu niên trên cơ sở tôn trọng, tin tưởng các em.

d) Đây là lứa tuổi bướng bỉnh, cần có sự kiểm soát chặt chẽ và biện pháp cứng rắn với các em.

II. Các biện pháp tổ chức hoạt động tự học ở trên lớp cho SV. Chủ đề thảo luận :

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - ĐHTN (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)