Vai trò của tổ trƣởng chuyên môn trong quản công tác xây dựng hồ sơ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của tổ trưởng chuyên môn đối với công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên trường trung học phổ thông (Trang 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.Vai trò của tổ trƣởng chuyên môn trong quản công tác xây dựng hồ sơ

môn học ở trƣờng THPT

Khoản 2 điều 16 trong Điều lệ trƣờng trƣờng trung học ban hành kèm theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGD-ĐT ngày 02-4-2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định [4]: “Tổ chuyên môn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chung của tổ, hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch cá nhân theo kế hoạch chuyên môn, phân phối chƣơng trình môn học và kế hoạc năm học của nhà trƣờng. Tổ chuyên môn tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo”.

Nhƣ vậy trong quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học tổ trƣởng chuyên môn phải thể hiện rõ vai trò của mình nhƣ sau:

1.5.1. Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch để tổ viên hoàn thành hồ sơ môn học

- Xác định cơ sở xây dựng kế hoạch: Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm năm học; quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành kế hoạch thời gian học; quyết định của Uỷ ban Nhân dân tỉnh về kế hoạch thời gian năm học; chƣơng trình môn học quy định trong chƣơng trình giáo dục cấp trung học phổ thông. [3]

- Căn cứ kế hoạch năm học của nhà trƣờng và định mức chỉ tiêu nhà trƣờng giao và tình hình chất lƣợng đội ngũ giáo viên của tổ.

- Tổ trƣởng chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ. Để thực hiện tốt kế hoạch, tổ trƣởng chuyên môn phải đồng thời xây dựng kế hoạch quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học và triển khai đến toàn bộ giáo viên.

- Vấn đề trọng tâm là: Xác định mục tiêu kế hoạch: Xây dựng hệ thống hồ sơ môn học đáp ứng yêu cầu bộ môn, yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học.

- Xác định các điều kiện thực hiện kế hoạch: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, mạng Internet, thiết bị dạy học, đối tƣợng học sinh, đội ngũ giáo viên, thời gian đảm bảo thực hiện hoạch.

- Xác định các biện pháp thực hiện kế hoạch.

1.5.2. Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên xây dựng hồ sơ môn học

Để phát huy sức mạnh trí tuệ tập thể, trên cơ sở nắm vững năng lực của các thành viên trong tổ, tổ trƣởng chuyên môn phân công thành nhóm giáo viên tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn. Tuy nhiên mỗi giáo viên điều chỉnh cho phù hợp với đối tƣợng học sinh của lớp mình phụ trách.

Phân công giáo viên có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề, có uy tín với đồng nghiệp giúp đỡ những giáo viên mới vào nghề, hoặc có khó khăn trong công tác xây dựng kế hoạch bài giảng.

Cá nhân giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch bài giảng theo yêu cầu bộ môn, tăng cƣờng sinh hoạt nhóm chuyên môn trao đổi nhóm những vấn đề còn băn khoăn, những bài giảng khó.

1.5.3. Yêu cầu đối với trưởng bộ môn

- Tổ trƣởng chuyên môn phải là ngƣời am hiểu chƣơng trình môn học, nắm chắc chuẩn kiến thức, kỹ năng của bộ môn đối với từng lớp học dẫn dắt giáo viên xây dựng hồ sơ môn học, đáp ứng yêu cầu bộ môn.

- Có khả năng trang bị cho giáo viên kỹ thuật, kỹ năng xây dựng hồ sơ môn học theo yêu cầu đổi mới với những nội dung cơ bản sau: Lựa chọn thông tin từ các nguồn tài liệu đảm bảo tính mới, tính vừa sức, đáp ứng chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn học; lựa chọn phƣơng pháp, phƣơng tiện phù hợp kiểu bài, đối tƣợng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất nhà trƣờng và năng lực của giáo viên; kỹ năng ứng dụng các phƣơng tiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học…

- Hƣớng dẫn giáo viên các bƣớc tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn: Xác định các căn cứ để xây dựng kế hoạch; các biện pháp chính để thực hiện kế hoạch; điều kiện thực hiện kế hoạch; xác định mục tiêu (Mục tiêu môn học, lớp học bao gồm mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ - cần lƣu ý lâu nay ngƣời ta thƣờng chú trọng đến mục tiêu kiến thức, kỹ năng mà coi nhẹ mục tiêu về thái độ); kế hoạch kiểm tra, đánh giá; kế hoạch thời gian.

+ Đọc bài học trong sách giáo khoa, xác định mục tiêu bài giảng, kiến thức trọng tâm, xác định vị trí của bài trong chƣơng trình từ đó có kế hoạch kế thừa kinh nghiệm của học sinh để xây dựng kế hoạch bài giảng.

+ Đọc các tài liệu tham khảo liên quan đến bài học nhằm mở rộng kiến thức, làm mới kiến thức, cập nhật những ứng dụng kiến thức trong thực tế (nếu có).

+ Giải các bài tập liên quan đến kiến thức trong bài giảng, khâu này quan trọng bởi lẽ trong quá trình giáo viên giải bài tập sẽ phát hiện những khó khăn học sinh sẽ gặp phải khi vận dụng kiến thức làm bài tập. Trên cơ sở đó, trong giờ lý thuyết giáo viên định hƣớng đƣợc cho học sinh để quá trình học của học sinh đạt hiệu quả cao.

+ Tham khảo kế hoạch bài giảng mẫu và định hƣớng hoạt động trong sách giáo viên, tham khảo ý kiến đồng nghiệp.

+ Lựa chọn các thông tin đƣa vào bài giảng nhằm đạt mục tiêu bài giảng. Yêu cầu thông tin chính xác đảm bảo tính mới, phù hợp đối tƣợng.

+ Dự kiến các phƣơng pháp, phƣơng tiện hỗ trợ khi tiến hành dạy học: Khi lựa chọn phƣơng pháp dạy học cho từng phần từng bài cần phải dựa trên các tiêu chí sau: Phƣơng pháp dạy học có tƣơng thích với nội dung; phƣơng pháp dạy học có dựa vào hứng thú, thói quen, kinh nghiệm của học sinh; phƣơng pháp dạy học có phù hợp với điều kiện dạy học; phƣơng pháp dạy học có tính khả thi; phƣơng pháp dạy học có thể đạt mục tiêu dạy học.

- Tổ chức hƣớng dẫn sử dụng phƣơng tiện hỗ trợ khác trong việc biên soạn hồ sơ môn học: Hƣớng dẫn truy cập mạng Internet, cắt dán lồng ghép hình ảnh, tiếng trong bài giảng…

- Tổ trƣởng chuyên môn phải phát huy sức mạnh tập thể trong công tác xây dựng hồ sơ môn học. Xây dựng một số hồ sơ mẫu để mọi ngƣời tham khảo.

- Đúc rút kinh nghiệm thực tế, đƣa ra tiêu chí để thực hiện, triển khai đến tất cả giáo viên.

- Tổ trƣởng chuyên môn phải gƣơng mẫu trong công tác xây dựng hồ sơ môn học, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho giáo viên khi họ gặp khó khăn trong chuyên môn.

1.5.4. Tổ trưởng chuyên môn kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng hồ sơ môn học

Đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý. Để đánh giá một giáo viên cần đánh giá bốn mặt công tác tay nghề, thực hiện quy chế chuyên môn, hồ sơ sƣ phạm, kết quả giảng dạy. Đánh giá hồ sơ môn học là một nội dung đánh giá hồ sơ sƣ phạm của giáo viên.

* Mục đích của kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra đánh giá công tác xây dựng hồ sơ môn học trƣớc hết là để đánh giá một trong bốn mặt công tác của một giáo viên đồng thời giúp cho tổ trƣởng chuyên môn thu thông tin từ đó từ đó điều chỉnh hoạt động quản lý của mình, cá nhân giáo viên tự điều chỉnh công tác xây dựng hồ sơ môn học của bản thân. Nếu làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá thúc đẩy công tác xây dựng hồ sơ môn học ngày càng hiệu quả và chất lƣợng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nội dung kiểm tra, đánh giá:

- Về hình thức: Trình bày sạch, đẹp, khoa học dễ sử dụng.

- Về nội dung: Mục tiêu dạy học; nội dung dạy học; phƣơng pháp dạy học; đồ dùng sử dụng khi dạy học; chuẩn bị của thầy và trò cho giờ học; hoạt động định hƣớng của thầy và hoạt động thực thi của học sinh; kiểm tra đánh giá sau mỗi giờ học (kiểm tra kiến thức học sinh, đối chiếu với mục tiêu dự kiến) từ đó rút kinh nghiệm điều chỉnh hoạt động dạy học, điều chỉnh kế hoạch bài

giảng để giờ tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn.

+ Hƣớng dẫn học ở nhà: Đây là một tiểu mục rất quan trọng, sự định hƣớng của giáo viên giúp học sinh nắm đƣợc cách tự học ở nhà, cách hệ thống lại kiến thức vừa học đồng thời phát triển kiến thức…

* Tiến hành kiểm tra, đánh giá: Thƣờng xuyên, công bằng, khoa học, chính xác. Muốn đạt đƣợc điều đó cần phải có tiêu chí đánh giá khoa học, đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn đồng thời phù hợp với lý luận dạy học.

1.6. Vai trò của hiệu trƣởng trong quản công tác xây dựng Hồ sơ môn học ở trƣờng THPT trƣờng THPT

Một trong những nhiệm vụ của hiệu trƣởng đƣợc nêu rõ tại Điểm d, điều 19 Điều lệ trƣờng trung học “Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên, thực hiện công tác khen thƣởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của nhà nƣớc”. Theo đó, công tác quản lý hồ sơ môn học bao gồm:

1.6.1. Hiệu trưởng định hướng công tác xây dựng hồ sơ môn học trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học

- Hiệu trƣởng căn cứ vào thực tiễn đơn vị lựa chọn các môn học tự chọn, các chủ đề tự chọn nâng cao hoặc bám sát, xây dựng kế hoạch chuyên môn trong toàn trƣờng. Bám sát kế hoạch chuyên môn, tổ trƣởng chuyên môn chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học.

Theo Phó thủ tƣớng, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân: “Hiệu trƣởng phải là ngƣời đi tiên phong, trả lời câu hỏi đổi mới phƣơng pháp dạy học nhƣ thế nào để có hiệu quả” [23]. Để làm đƣợc điều đó hiệu trƣởng phải nắm chắc lý luận dạy học, thực sự am hiểu về công tác đổi mới phƣơng pháp dạy học.

1.6.2. Hiệu trưởng tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên xây dựng hồ sơ môn học, triển khai kế hoạch dạy học trên đối tượng học sinh

- Phân bổ kinh phí cho hoạt động tổ chuyên môn ngay từ đầu năm học tạo điều kiện cho tổ có kinh phí phục vụ cho việc mua sắm tài liệu, phƣơng tiện khác hỗ trợ công tác xây dựng hồ sơ môn học, dạy học nhƣ: Giấy in, bút dạ, bảng từ…

- Trang bị cho các tổ thiết bị cần thiết nhƣ máy tính, máy in. Đầu tƣ kinh phí mua sắm thiết bị dạy học để sau khi thiết kế kế hoạch bài học giáo viên mới tiến hành giảng dạy đúng ý đồ khi thiết kế.

- Tạo điều kiện về thời gian để giáo viên xây dựng hồ sơ môn học.

- Tạo môi trƣờng sƣ phạm thuận lợi để giáo viên có điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm.

1.6.3. Hiệu trưởng điều hành mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường nhằm huy động sức mạnh tập thể

+ Căn cứ Điều lệ trƣờng trung học, Luật Giáo dục, các văn bản hƣớng dẫn của ngành, hiệu trƣởng ban hành quy chế hoạt động của cơ quan. Trong đó nêu rõ nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm của từng giáo viên, từng bộ phận nhằm phối hợp nhịp nhàng các mối quan hệ giữa tổ trƣởng chuyên môn với giáo viên, giữa tổ trƣởng chuyên môn với nhân viên thƣ viện, giữa giáo viên với giáo viên.

+ Hiệu trƣởng phối hợp với công đoàn nhà trƣờng tổ chức tốt phong trào thi đua dạy tốt - học tốt tạo động lực thúc đẩy hoạt động dạy học có hiệu quả. Với vai trò là chủ tịch Hội đồng thi đua khen thƣởng, hiệu trƣởng động viên khen thƣởng kịp thời những cá nhân có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng hồ sơ môn học.

Nhận xét: Trong quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học, hiệu trƣởng là ngƣời chỉ đạo, định hƣớng công tác xây dựng hồ sơ môn học theo yêu cầu đổi mới và điều kiện về mọi mặt để các tổ chuyên môn, giáo viên là tốt công xây dựng hồ sơ môn học. Hiệu trƣởng gián tiếp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên thông qua tổ trƣởng chuyên môn và chất lƣợng học sinh

Tổ trƣởng chuyên môn là ngƣời quản lý trực tiếp công tác xây dựng hồ sơ môn học đối với từng giáo viên. Tổ trƣởng chuyên môn thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý đối với mặt công tác này từ khâu xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch, trực tiếp làm công tác kiểm tra, đánh giá chất lƣợng hồ sơ môn học.

Sơ đồ 3: Quan hệ công tác quản lý hồ sơ môn học

HIỆU TRƢỞNG

TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔN

HỌC SINH GIÁO VIÊN GIÁO VIÊN

CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC, YÊU CẦU HỒ SƠ MÔN HỌC, CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ DẠY HỌC…

Kết luận chƣơng 1

Trong phần cơ sở lý luận của luận văn, chúng tôi đã làm sáng tỏ những vấn đề sau: i) Dạy học là một quá trình trong đó dƣới vai trò chủ đạo của ngƣời thầy (tổ chức, hƣớng dẫn, điều khiển) ngƣời học tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức hoạt động nhận thức nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu và nhiệm vụ dạy học đề ra. Tính kế hoạch đƣợc coi là yếu tố quan trọng của quá trình dạy học hiện đại.

ii) Quản lý hoạt động dạy học là những tác động có mục đích, có kế hoạch đến tập thể giáo viên và học sinh và các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng nhằm huy động họ tham gia, hợp tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trƣờng giúp quá trình dạy học vận động tối ƣu tới mục tiêu dự kiến. Quản lý nhà trƣờng tập trung chủ yếu vào quản lý hoạt động dạy học. Trong đó, công tác chuẩn bị hồ sơ giảng dạy đƣợc coi là trọng tâm hoạt động của giáo viên.

iii) Quản lý hoạt động dạy phải đƣợc tiến hành ở tất cả các khâu: chuẩn bị hồ sơ môn học, tiến hành dạy học, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy - học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

iiii) Căn cứ vào cơ sở lý luận dạy học để xây dựng hồ sơ môn học bao gồm các vấn đề trọng tâm: Xây dựng kế hoạch; tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

iiiii) Tính chất quản lý hồ sơ môn học cần chú ý: quản lý công tác này vừa mang tính khoa học, vừa quan tâm đến đặc trƣng sáng tạo của giáo viên; Bản chất của khâu chuẩn bị hồ sơ môn học là định hƣớng đổi mới phƣơng pháp giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lƣợng giáo dục.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỒ SƠ MÔN HỌC Ở TRƢỜNG THPT BÌNH YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Vài nét về trƣờng THPT Bình Yên - Định Hoá - Thái nguyên

Nhà trƣờng đóng ở xã Bình Yên, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 50 Km về phía bắc. Trƣờng đƣợc thành lập từ năm 1987, hiện nay trƣờng có 36 lớp với tổng số 1419 học sinh trong đó có 1089 học sinh THPT, 230 học sinh THCS, 102 học sinh dân tộc nội trú THCS; 100% học sinh cƣ trú tại xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, 74,1% học sinh là ngƣời dân tộc thiểu số, điều kiện học tập của học sinh rất hạn chế.

Trong những năm gần đây, nhiệm vụ đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng dạy - học đƣợc nhà trƣờng quan tâm hàng đầu. Hoạt động dạy - học đƣợc coi là trọng tâm, chi phối tất cả các hoạt động khác trong nhà trƣờng.

Nhà trƣờng có 24 phòng học, có 05 phòng thực thực hành các môn: Vật lý, Hoá học, Tin học, có 04 phòng học đa chức năng.

Thiết bị dạy học đƣợc trang bị tƣơng đối đầy đủ: có 95 máy vi tính, có 07 vô

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của tổ trưởng chuyên môn đối với công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên trường trung học phổ thông (Trang 27)