Đảm bảo tính hiệu quả

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của tổ trưởng chuyên môn đối với công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên trường trung học phổ thông (Trang 51 - 65)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học phải đảm bảo đem lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động quản lý là nâng cao chất lƣợng hồ sơ môn học góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.

3.2. Các biện pháp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giáo viên về hoạt động dạy học, vai trò của hồ sơ môn học trong dạy học

* Mục đích của biện pháp này là giúp giáo viên nắm đƣợc cơ sở lý luận của hoạt động dạy - học, các yêu cầu khoa học, từ đó giáo viên có cơ sở lý luận xây dựng hồ sơ môn học có chất lƣợng đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy học.

* Nội dung và quy trình thực hiện gồm các bước:

Bước 1: Mời giảng viên đại học thực hiện chuyên đề “Lý luận dạy học” giúp giáo viên hiểu rõ: Khái niệm quá trình dạy học; bản chất quá trình dạy học; các thành tố cấu trúc của quá trình dạy học; vai trò của giáo viên đối với hoạt động dạy; các điều kiện để hoạt động dạy học đạt hiệu quả; bản chất hoạt động học và vai trò quyết định của học sinh trong hoạt động học tập. Trên cơ sở nắm vững lý luận dạy học giáo viên có cơ sở lý thuyết để thiết kế, xây dựng hồ sơ môn học phù hợp với lý luận và thực tiễn.

Bước 2: Học viên (là giáo viên THPT) xây dựng bài giảng mẫu, bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ môn học.

Bước 3: Giới thiệu một số tài liệu, hồ sơ có liên quan đến một bài giảng cụ thể.

* Điều kiện thực hiện

- Nhà trƣờng cung cấp dữ liệu (tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên…) cho hoạt động chuẩn bị của giáo viên.

- Có chỉ dẫn cụ thể từng bƣớc cho giáo viên

- Tạo môi trƣờng sinh hoạt chuyên môn thuận lợi phù hợp với điều kiện cụ thể của giáo viên.

Biện pháp 2: Tập huấn quy trình, chuẩn bị hồ sơ môn học

* Mục đích của biện pháp nhằm trang bị cho giáo viên kỹ năng xây dựng hồ sơ môn học theo yêu cầu đổi mới.

* Nội dung và quy trình

- Bƣớc 1: Hƣớng dẫn cho giáo viên cách chọn lọc khai thác thông tin trong các nguồn tài liệu. Thông tin phải đảm bảo tính mới, tính vừa sức, phù hợp với nội dung dạy học.

- Bƣớc 2: Hƣớng dẫn sử dụng phƣơng tiện hỗ trợ khác trong việc biên soạn hồ sơ môn học cụ thể:

+ Hƣớng dẫn sử dụng phần mềm PowerPoint và các phần mềm khác để soạn bài giảng điện tử. Khi soạn giảng giáo án điện tử cần lƣu ý nội dung thông tin trình chiếu, mẫu chữ, màu sắc, hình ảnh, âm thanh cần thiết lồng vào trong bài giảng…

+ Hƣớng dẫn cho giáo viên sử dụng một số phần mềm chuyên dụng trong dạy học. + Hƣớng dẫn sử dụng mạng Internet, máy tính, máy chiếu vật thể.

Bƣớc 3: Xây dựng (dự thảo) tiêu chí về hồ sơ môn học. Bƣớc 4: Tập huấn các buớc xây dựng hồ sơ môn học.

+ Biên soạn kế hoạch dạy học bộ môn theo mẫu:

Ví dụ: KẾ HOẠCH DẠY HỌC BỘ MÔN

- Nhiệm vụ đƣợc giao: Dạy môn………..dạy lớp………. - Công tác kiêm nhiệm………..

I. Cơ sở xây dựng kế hoạch

1.Chỉ thị nhiệm vụ năm học và các văn bản hƣớng dẫn về giảng dạy bộ môn, định mức chỉ tiêu đƣợc giao.

2. Đặc điểm tình hình a. Chất lƣợng học sinh

b. Điều kiện đảm bảo cho dạy học: c. Thuận lợi, khó khăn

c1. Thuận lợi:

c2. Khó khăn:

II. Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu về các mặt hoạt động

- Giảng dạy lí thuyết

- Tổ chức thực hành, thí nghiệm: Giúp các em chủ động tích cực trong thực hành, biết vận dụng lí thuyết vào thực tế.

- Tổ chức tham quan ngoại khoá - Phụ đạo học sinh yếu kém

- Kiểm tra, đánh giá công bằng nghiêm túc. - Chỉ tiêu phấn đấu

+ Tỉ lệ lên lớp thẳng + Tỉ lệ học sinh giỏi

III. Các biện pháp chính

1. Duy trì sĩ số học sinh.

2. Tự học, tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ tay nghề.

3. Nâng cao chất lƣợng giáo dục, giáo dục đạo đức cho học sinh, liên hệ thực tế đời sống. 4. Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo đúng qui chế.

5. Phối hợp với các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng.

IV. Điều kiện đảm bảo thực hiện kế hoạch

1.Về sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy bộ môn 2. Thời gian

3. Tài chính

4. Phối hợp với các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng.

V. Kế hoạch chƣơng bài Tháng Tiết theo PPCT Tên chƣơng, Tên bài Số tiết Mục tiêu cần đạt Kiến thức trọng tâm PP dạy học Phƣơng tiện, các vấn đề cần chú ý Điều chỉnh

+ Ví dụ kế hoạch bài giảng

Ngày soạn: ... Tiết theo PPCT Ngày lên lớp:... Tên bài

I.Mục tiêu

1. Kiến thức 2. Kỹ năng 3. Tƣ duy, thái độ

II. Chuẩn bị của thầy và trò

1.Thầy 2. Trò

III.Phương pháp, phương tiện

1. Dự kiến phƣơng pháp: Các phƣơng pháp lựa chọn phải đảm bảo: phù hợp với kiểu bài, bộ môn, phƣơng tiện hiện có, trình độ của giáo viên và học sinh.

2. Phƣơng tiện hỗ trợ: Đồ dùng dạy học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, máy tính, đèn projector, máy chiếu vật thể….

IV.Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra sĩ số

Lớp:……… vắng:……….………..……….. Lớp:……….vắng:……….……… 2.Kiểm tra bài cũ: (nội dung, đối tƣợng) với mục đích đánh giá, cho điểm học sinh, nhắc lại kiến thức đã học có liên quan đến bài giảng,đặt vấn đề vào bài…

3. Chia học sinh thành nhóm (nếu cần) 4.Các hoạt động học tập

Hoạt động (Thời gian)

Định hƣớng của giáo viên

Yêu cầu đối với học sinh Nội dung cần đạt 1,…. ( 5 phút) Có thể là hệ thống câu hỏi, các câu lệnh 2,…. ( 10 phút) 3,…. 5. Củng cố, hƣớng dẫn học sinh tự học ở nhà

- Hoạt động củng cố vừa để củng cố kiến thức, vừa để đánh giá mức độ nhận thức của học sinh từ đó có điều chỉnh phù hợp.

- Các yêu cầu học bài cũ; giáo viên đƣa ra nội dung cốt lõi của bài trên cơ sở đó hƣớng dẫn học sinh phát triển khắc sâu kiến thức.

-Yêu cầu chuẩn bị cho bài tiếp theo 6. Tự rút kinh nghiệm qua giờ dạy

- Về hình thức trình bày: Không quy định cứng nhắc, giáo viên lựa chọn hình thức sao cho đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học, tiện lợi khi sử dụng hoặc đồng nghiệp tham khảo. Kế hoạch bài giảng có thể đóng thành quyển (viết tay), kẹp thành kẹp (đánh máy), các tài liệu hỗ trợ cho kế hoạch bài giảng nhƣ phiếu học tập, phiếu trắc nghiệm, phiếu hƣớng dẫn thực hành… có thể đính kèm. Toàn bộ hồ sơ để trong một cặp.

- Lấy ý kiến của giáo viên giỏi, có kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục góp ý xây dựng, hoàn thiện mẫu hồ sơ.

Bƣớc 5: Xin ý kiến chuyên gia: Đội ngũ chuyên gia là những tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên giỏi, chuyên viên phòng Giáo dục trung học Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Thái Nguyên, lãnh đạo các trƣờng trung học phổ thông trong tỉnh Thái Nguyên.

- Mời chuyên gia đến trƣờng dạy thử nghiệm theo cách thiết kế bài giảng mới để giáo viên học tập.

- Xây dựng một số giáo án mẫu để mọi ngƣời tham khảo (xin xem phụ lục từ trang….đến trang……).

Bƣớc 6: Đƣa ra tiêu chí để thực hiện, triển khai đến tất cả giáo viên.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhận thức đầy đủ về vai trò của hồ sơ môn học đối với hoạt động dạy - học.

- Có đội ngũ chuyên gia: Có trình độ chuyên môn giỏi, nghiệp vụ sƣ phạm vững vàng, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và phƣơng tiện hiện đại hỗ trợ công tác xây dựng hồ sơ môn học.

- Đảm bảo các điều kiện về thời gian, cơ sở vật chât, tài chính. Ví dụ: Kế hoạch bài giảng (Phụ lục từ 61 - 79)

Biện pháp 3: Tạo điều kiện để giáo viên xây dựng hồ sơ môn học

* Mục đích của biện pháplà tạo điều kiện để giáo viên có điều kiện về mọi mặt để xây dựng hồ sơ môn học nhằm phát huy tối đa năng lực sƣ phạm của giáo viên.

*Nội dung: Cung cấp đủ tài liệu theo quy định, tài liệu chuyên khảo, tham khảo, tài liệu chuyên đề cho từng giáo viên.

+ Đầu năm học các tổ chuyên môn cùng nhân viên thƣ viện liên hệ với công ty sách thiết bị trƣờng học, các của hàng sách để lấy danh mục sách tham khảo, tài liệu hiện có.

+ Tổ chức để giáo viên lựa chọn tài liệu theo yêu cầu môn học: danh mục sách tham khảo, tài liệu tham khảo đƣợc đƣa đến các tổ, giáo viên đăng kí theo nhu cầu cá nhân, phù hợp với bộ môn, lớp đang dạy.

+ Yêu cầu tài liệu mới, mỗi giáo viên có đầy đủ tài liệu phục vụ cho cả cấp học để tiện lợi khi sử dụng hoặc có sự thay đổi phân công chuyên môn.

- Tổ chức thảo luận theo nhóm giáo viên (theo môn học) để giáo viên chia sẻ với nhau về thông tin, kinh nghiệm….tạo điều kiện giáo viên giỏi giúp giáo viên yếu, thành lập thƣ viện bài giảng dùng chung cho toàn trƣờng. Hoạt động này giúp cho mỗi giáo viên có điều kiện chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Trong hoạt động này cần lƣu ý tránh hiện tƣợng cóp nhặt hồ sơ của ngƣời khác dẫn đến tình trạng hồ sơ môn học không sát đối tƣợng học sinh.

- Thống nhất về mặt chuyên môn trƣớc những vấn đề, nội dung khó. Hoạt động này giúp cho những giáo viên mới vào nghề chƣa có kinh nghiệm trong dạy học hoặc những giáo viên có năng lực hạn chế có điều kiện học tập đòng thời phát huy trí tuệ tập thể trong công tác xây dựng hồ sơ môn học.

- Tổ chức giao lƣu chuyên môn với các đơn vị trƣờng có bề dày thành tích trong dạy học, đặc biệt tiếp cận với bài giảng điện tử. Hoạt động này cần phải tổ chức thƣờng xuyên, cũng có thể mời chuyên gia sƣ phạm lên trƣờng tập huấn cách soạn bài giảng theo yêu cầu đổi mới.

- Thƣờng xuyên mở chuyên đề đổi mới phƣơng pháp trong dạy học để giáo viên có điều kiện rèn kỹ năng, bộc lộ bản thân

- Trang bị hệ thống máy tính, các phƣơng tiện hỗ trợ giáo viên xây dựng hồ sơ môn học, phƣơng tiện hỗ trợ giảng dạy - thực hành hồ sơ môn học trên đối tƣợng học sinh cụ thể.

- Mỗi tổ chuyên môn đều có văn phòng sạch sẽ, thoáng mát, có máy tính nối mạng Internet. Giáo viên có thể xây dựng kế hoạch bài giảng, tra cứu thông tin, sƣu tầm tài liệu phục vụ cho công tác này ngay tại văn phòng của tổ.

- Có phòng học bộ môn để giáo viên có điều kiện thử nghiệm kế hoạch bài giảng thực hành hoặc thí nghiệm minh hoạ, ví dụ minh hoạ trƣớc khi tiến hành dạy học. Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh kế hoạch bài giảng cho phù hợp với điều kiện thực hiện kế hoạch bài giảng trƣớc đối tƣợng học sinh.

- Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vì công nghệ thông tin là phƣơng tiện rút ngắn khoảng cách vùng miền nhanh nhất. Công nghệ thông tin hỗ trợ giáo viên trong công tác xây dựng hồ sơ môn học, đồng thời hỗ trợ giáo viên khi dạy học, góp phần tạo nên sự hấp dẫn trong mỗi giờ giảng.

- Tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên. Nếu bố trí phân công giáo viên dạy một khối, số lƣợng giáo án phải soạn sẽ giảm, kế hoạch dạy học bộ môn chỉ phải lập cho một khối; thời khoá biểu sắp xếp khoa học vừa để có lợi cho ngƣời học vừa để giáo viên có ngày nghỉ dạy để soạn bài. Nhƣ vậy giáo viên có thời gian đầu tƣ cho công tác xây dựng hồ sơ môn học.

* Điều kiện thực hiện

- Về đội ngũ: Cần có đội ngũ đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu. Có nhân viên thƣ viện, có kỹ thật viên máy tính

- Nhà trƣờng thực hiện tự chủ về tài chính, ngay đầu năm học giao kinh phí đến các tổ chuyên môn để Tổ chủ động mua đủ sách tham khảo, tài liệu theo yêu cầu.

- Xây dựng môi trƣờng nhà trƣờng thân thiện, đồng nghiệp thân ái, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Môi trƣờng tốt sẽ phát huy cao độ sức mạnh tập thể, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phấn đấu trƣởng thành hơn.

- Đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ các buổi sinh hoạt chuyên đề.

Biện pháp 4: Tổ chức kiểm tra đánh giá sản phẩm, kết hợp công tác thi đua khen thƣởng

* Mục đích của biện pháp: Làm cho giáo viên hiểu rõ hồ sơ môn học là kết tinh trí tuệ, tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, là sản phẩm mang dấu ấn cá nhân là kết quả của lao động sƣ phạm sáng tạo của ngƣời giáo viên. Khắc phục tình trạng hồ sơ môn học là hình thức là bản sao ý chính của bài học trong sách giáo khoa; tránh tình trạng cóp nhặt hồ sơ ngƣời khác dẫn đến không phù hợp đối tƣợng học sinh, không phù hợp với phƣơng tiện hỗ trợ giảng dạy và khả năng của giáo viên.

Thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm thu thông tin ngƣợc về công tác xây dựng hồ sơ môn học. Từ đó giúp cho tổ chuyên môn, hiệu trƣởng nhà trƣờng phát huy những ƣu điểm, khắc phục nhƣợc điểm để công tác xây dựng hồ sơ môn học ngày càng tốt hơn.

* Nội dung, quy trình thực hiện biện pháp

Bƣớc 1:Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lƣợng hồ sơ môn học

- Tiêu chí đánh giá kế hoạch dạy học bộ môn: Đánh giá việc xác định căn cứ để xây dựng kế hoạch; điều kiện thực hiện kế hoạch; các chỉ tiêu phấn đấu; các biện pháp thực hiện kế hoạch; kế hoạch chi tiết có đảm bảo đạt mục đích kế hoạch và có tính khả thi.

- Tiêu chí đánh giá kế hoạch bài giảng (giáo án)

Các chuẩn Yêu cầu

Hình thức Soạn đúng mẫu, trình bày sạch, đẹp, khoa học, tiện dụng.

Mục tiêu Xác định đúng, đầy đủ mục tiêu bài giảng theo các mức ở cả ba mặt: Kiến thức, kỹ năng, tƣ duy và thái độ, xác định rõ kiến thức trọng tâm.

Chuẩn bị của Thầy và trò

+ Thầy: Chuẩn bị kế hoạch bài giảng, phƣơng tiện phục vụ giảng dạy và học tập tại lớp học; xác định đặc điểm đối tƣợng học sinh khi học bài: Trình độ, tâm lý. Giao nhiệm vụ cho học sinh, chỉ nguồn tài liệu, định hƣớng tiếp cận để học sinh chuẩn bị trƣớc khi học bài mới,

+ Trò: Chuẩn bị cho bài học theo các yêu cầu của giáo viên. Bố cục Kết cấu bài soạn chặt chẽ, rõ ràng, khoa học, phân phối thời gian

cho từng phần, từng hoạt động hợp lý.

Nội dung Đầy đủ nội dung, kiến thức cơ bản chính xác hệ thống, phù hợp với đối tƣợng học sinh.

Phƣơng pháp

Lựa chọn, phối hợp các phƣơng pháp hợp lý, phù hợp với khả năng, hứng thú, kinh nghiệm của đối tƣợng học sinh; phù hợp với phƣơng tiện thực hiện; phù hợp với trình độ giáo viên; phù hợp với kiểu bài, môn học đồng thời có khả năng cao nhất đạt mục tiêu đề ra.

Các chuẩn Yêu cầu

Thiết kế các hoạt động

Các hoạt động trong giờ học phải đƣợc giáo viên hoạch định rõ ràng: Mục tiêu cần đạt, phƣơng pháp tiếp cận, thực hiên trên tài liệu, phƣơng tiện nào, định hƣớng của giáo viên trong từng hoạt động. Phƣơng tiện hỗ trợ từng hoạt động.

Liên hệ thực tế

Đảm bảo tính giáo dục, liên hệ thực tế, đảm bảo tính tích hợp trong giáo dục (nếu có) tránh áp đặt, tùy tiện.

Kế hoạch đánh giá

+ Kiểm tra, đánh giá đầu giờ học: Kiểm tra bài cũ, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho bài mới.

+ Kiểm tra trong giờ học: Đánh giá mức độ học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của tổ trưởng chuyên môn đối với công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên trường trung học phổ thông (Trang 51 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)