Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của tổ trưởng chuyên môn đối với công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên trường trung học phổ thông (Trang 38 - 41)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch

* Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo thực hiện chương trình dạy học, cụ thể như sau:

- Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch: Chỉ đạo khảo sát chất lƣợng học sinh, bám sát kế hoạch chuyên môn chung của trƣờng, xác định các nguồn lực thực hiện kế hoạch, chỉ rõ điều kiện thực hiện kế hoạch, có các giải pháp phù hợp thực tế.

- Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên: Chỉ đạo theo dõi đôn đốc việc thực hiện chƣơng trình đúng tiến độ, không cắt xén, dồn ép, đảm bảo đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn học.

- Chỉ đạo đánh giá chất lƣợng giờ dạy của giáo viên: Hoạt động kiểm tra, đánh giá giờ dạy đƣợc chỉ đạo tiến hành thƣờng xuyên dƣới hai hình thức kiểm tra đột xuất và kiểm tra định kỳ. Nhờ hoạt động kiểm tra đƣợc duy trì thƣờng xuyên nên giáo viên luôn có tâm thế chuẩn bị bài, tổ chức giảng dạy theo kế hoạch bài giảng đã chuẩn bị.

Giờ dạy của giáo viên đƣợc đánh giá theo tiêu chí đánh giá do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành [2].

- Hiệu trƣởng chỉ đạo quản lý công tác chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, tiến hành chỉ đạo theo các bƣớc sau đây:

- Quán triệt giáo viên tăng cƣờng nhận thức tầm quan trọng của công tác chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp là một trong những yếu tố quyết định chất lƣợng giáo dục.

- Xác định rõ các tiêu chí cụ thể cho việc chuẩn bị bài dạy, chuẩn bị giáo án phải thể hiện đƣợc hoạt động của thầy - trò hay không, có phân phối thời gian …

- Lấy kiến của các tổ trƣởng, tổ phó chuyên môn nhằmđánh giá đúng chất lƣợng công tác chuẩn bị hồ sơ môn học.

- Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

+ Quan điểm chỉ đạo: Đổi mới cách kiểm tra đánh giá hƣớng ngƣời học tham gia vào quá trình đánh giá, đảm bảo chính xác, khách quan công bằng ở khâu đánh giá. Kết hợp linh hoạt hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan với trắc nghiệm tự luận giữa kiểm tra viết và kiểm tra vấn đáp, hƣớng cho học sinh biết cách tự kiểm tra đánh giá.

+ Đề kiểm tra phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng bộ môn, đồng thời phù hợp đối tƣợng, phân hoá đƣợc trình độ học sinh, có câu hỏi mở để phát huy tính sáng tạo của học sinh. Với các môn khoa học xã hội, học sinh đƣợc bày tỏ chính kiến trƣớc mỗi vấn đề, qua đó hun đúc tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân đối với cộng đồng.

+ Khâu tổ chức kiểm tra: Đối với những bài kiểm tra từ 45 phút trở lên Nhà trƣờng tiến hành ra đề chung toàn khối, kiểm tra đồng loạt, khâu coi và chấm bài thực hiện đúng quy chế, khách quan, công bằng.

Trong những năm gần đây do làm tốt khâu kiểm tra, đánh giá thu thông tin chính xác, tạo động lực cho giáo viên cố gắng, học sinh học tập tốt hơn.

* Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học

Xuất phát từ nhận thức: Nề nếp dạy học mang dấu hiệu đặc trƣng của mặt quản lý hành chính - sƣ phạm trong trƣờng học, thể hiện tính tổ chức và kỷ luật cao, nó cũng thể hiện tính tự giác, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tập thể. Nề nếp dạy học có tính ổn định và là nền tảng cho việc nâng cao chất lƣợng dạy học. Trong nhiều năm, trƣờng THPT Bình Yên luôn chỉ đạo sát sao việc duy trì nề nếp dạy học cụ thể:

- Nề nếp thực hiện quy chế chuyên môn: Thực hiện dạy học theo phân phối chƣơng trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và ban hành; thực hiện tốt các chủ đề giáo dục địa phƣơng; chủ đề dạy học tự chọn….

- Nề nếp thực hiện các văn bản chỉ đạo của ngành về hoạt động dạy học bộ môn. - Nề nếp chuẩn bị hồ sơ môn học khi lên lớp, ra vào lớp đúng giờ, đảm bảo thời gian cho tiết dạy.

- Duy trì nề nếp dự giờ thăm lớp vừa để động viên giáo viên, học sinh vừa trực tiếp đánh giá hoạt động dạy - học trong các giờ dạy.

* Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên.

Các hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giáo viên đƣợc hiệu trƣởng hết sức chú trọng nhƣ phong trào thi đua dạy tốt - học tốt; tạo điều kiện cho giáo

viên tham gia các lớp tập huấn: Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, đổi mới cách kiểm tra đánh giá, tích hợp giáo dục môi trƣờng trong các môn học ngữ văn, sinh học, hoá học, giáo dục công dân, địa lý, tích hợp giáo dục dân số - sức khoẻ sinh sản vào các môn sinh học, địa lý, ngữ văn… Khích lệ giáo viên viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm, thƣờng xuyên dự giờ đồng nghiệp để rút kinh nghiệm. Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên sử dụng thiết bị thí nghiệm giỏi; tổ chức hội giảng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Thƣờng xuyên tổ chức giao lƣu chuyên môn với các trƣờng có phong trào dạy tốt trong Tỉnh.

* Hiệu trưởng chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch: Công tác chỉ đạo tổ chuyên môn tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả dạy học và thực hiện kế hoạch năm học đƣợc hiệu trƣởng nhà trƣờng đặc biệt chú trọng. Ngay từ đầu năm học, hiệu trƣởng tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trƣờng học. Trên cơ sở đó các tổ chuyên môn, tổ hồ sơ - nghiệp vụ sƣ phạm lên kế hoạch kiểm tra trong năm. Lựa chọn lực lƣợng kỉểm tra, thực hiện kế hoạch kiểm tra thƣờng xuyên. Dựa vào kết quả kiểm tra điều chỉnh hoạt động dạy - học. Nhờ làm tốt mặt công tác này nên nhà trƣờng đã xây dựng, duy trì tốt nề nếp dạy học đồng thời tạo động lực cho cả ngƣời dạy và ngƣời học.

* Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học

Trong những năm qua đổi mới phƣơng pháp dạy học là nhiệm vụ thƣờng xuyên đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ của nhà trƣờng phải nỗ lực, vƣợt qua khó khăn của Trƣờng, khó khăn trong tâm lý của bản thân. Bởi lẽ những giờ học thầy giảng, trò nghe và ghi chép đã ăn sâu vào tâm thức mỗi thầy giáo cô giáo, nay trong mỗi giờ học thầy giáo đóng vai trò hƣớng dẫn, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, học sinh chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức mới. Việc đổi mới này thể hiện ngay từ khâu chuẩn bị của giáo viên cho mỗi giờ lên lớp. Từ chỗ giáo án chỉ là bản sao những ý chính trong sách giáo khoa chuyển thành bản kế hoạch chi tiết cho các hoạt động của học sinh trong giờ học. Từ việc mỗi giờ giảng thầy chỉ cần truyền thông tin trong sách đến học sinh chuyển sang việc thầy tổ chức các hoạt động để ngƣời học tự chiếm lĩnh kiến thức. Vì thế việc đổi mới phƣơng pháp dạy học không thể một sớm một chiều thực hiện đƣợc.

Nội dung đã chỉ đạo:

- Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học trong mối quan hệ biện chứng với mục tiêu, nội dung trong chƣơng trình dạy học.

- Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tiếp cận hoạt động nghiên cứu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập; tăng cƣờng dạy cách tự học, tự nghiên cứu; tạo điều kiện cho học sinh đƣợc thực hành, tận dụng tối đa kinh nghiệm của học sinh (kế thừa kiến thức đã có) và tạo điều kiện để thầy - trò hợp tác đồng thời hình thành năng lực tự quản cho học sinh.

- Chỉ đạo tiết kiệm ngân sách để đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phƣơng tiện hiện đại huy động tối đa các nguồn lực phục vụ đổi mới phƣơng pháp.

- Đổi mới cách tổ chức, quản lý để tối ƣu quá trình dạy học: Hiệu trƣởng từ việc quản lý chƣơng trình ổn định chuyển sang trạng thái quản lý sự thay đổi thể hiện ở chố số tiết của môn học luôn thay đổi, chƣơng trình dạy học tự chọn thay đổi theo đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Trên thực tế hiệu trƣởng chƣa quen với cách quản lý này.

Phỏng vấn trực tiếp, đồng chí Hiệu trƣởng cho biết “Điểm yếu nhất trong công tác quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng THPT Bình Yên hiện nay là quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học. khâu đầu tiên thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khâu chuẩn bị lên lớp của giáo viên chƣa thực sự có chất lƣợng mà mang nặng tính chất hành chính. Việc đánh giá công tác chuẩn bị còn gặp nhiều khó khăn, chƣa khách quan do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể”.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của tổ trưởng chuyên môn đối với công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên trường trung học phổ thông (Trang 38 - 41)