Tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường, đái tháo đường và một số yếu tố

Một phần của tài liệu BỆNH đái THÁO ĐƯỜNG LUẬN án TIẾN sĩ y học (Trang 120 - 143)

4.1.1. Tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường và đái tháo đường người Khmer

Để thực hiện nghiên cứu, tác giả chọn mẫu đại diện cho quần thể và tiến hành khảo sát trên mẫu. Từ kết quả khảo sát trên mẫu sẽ suy ra kết quả nghiên cứu trên quần thể.

Đây là nghiên cứu đầu tiên ở người dân tộc Khmer tại tỉnh Hậu Giang về bệnh tiền đái tháo đường, đái tháo đường tại cộng đồng. Nghiên cứu được thực hiện nghiêm túc quy trình chọn mẫu và thu thập số liệu đảm bảo khách quan khoa học. Tính tốn ban

đầu số lượng người cần được thăm khám là 1.100 người, chúng tơi tiến hành lập danh

sách người dân tộc Khmer tuổi từ 45 tuổi trở lên đủ số lượng theo số lượng mẫu. Tiến hành phỏng vấn, thăm khám và đo đường huyết mao mạch được 1.100 người ở 6 xã thuộc 3 huyện, tỉnh Hậu Giang. Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được chọn ngẫu nhiên, cỡ mẫu nghiên cứu được tính tốn và thực tế thu thập đủ đại diện cho khu vực chợ và nơng thơn của 3 huyện trong tỉnh Hậu Giang.

So sánh với nghiên cứu năm 2001 điều tra dịch tễ học đái tháo đường ở bốn thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phịng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh cỡ mẫu là 2394 người ở 23 phường của 4 thành phố. So với cỡ mẫu của chúng tơi tại một tỉnh nhỏ, điều tra 1100 người dân, tại 6 xã của 3 huyện, thể hiện tính đại diện và độ tin cậy của nghiên cứu.

Điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở người dân tộc Khmer là một cơng việc hết sức khĩ khăn và phức tạp vì những yêu cầu về chẩn đốn khá nghiêm ngặt, địi hỏi phải cĩ nguồn kinh phí lớn về trang thiết bị và phương tiện thăm dị, các cán bộ tham gia cơng tác này cần được tập huấn kỹ và thường phải làm việc sớm.

Tất cả các đối tượng được khám, phỏng vấn, đo đường máu, đo huyết áp, cân nặng chiều cao đúng qui trình. Nghiên cứu tiến hành vào các ngày trong tuần. Ngày hơm trước các đối tượng được cộng tác viên và điều tra viên đến từng nhà vận động đối tượng tham gia nghiên cứu. Thời gian tiến hành xét nghiệm glucose máu vào buổi sáng sớm nên khơng cĩ đối tượng nào ăn sáng trước khi xét nghiệm. Huyết áp đều được đo 2 lần để tính tốn giá trị trung bình. Các thơng tin thu thập của từng đối tượng đều được kiểm tra và điều chỉnh tại chỗ nếu thiếu thơng tin hoặc cĩ sự sai sĩt.

4.1.1.1. Một số đặc điểm về dân số học

Với 1.100 đối tượng tham gia vào nghiên cứu, qua điều tra, phỏng vấn tại trạm y tế ta thấy trong đối tượng nghiên cứu tỷ lệ nam giới (41,6%), nữ giới (58,4%); Cĩ 26,5% các đối tượng ở khu vực chợ và 75,5% các đối tượng ở nơng thơn.

Đồng bằng sơng Cửu Long cĩ tỷ lệ tốt nghiệp PTTH thấp nhất trong tất cả các vùng khác trong cả nước.Tỉnh Hậu Giang là tỉnh nghèo mới chia tách tỉnh; theo nghiên cứu của chúng tơi, với đối tượng nghiên cứu trên người dân tộc Khmer, đa số học vấn tiểu học tỷ lệ 84,9%; tỷ lệ người dân tốt nghiệp PTTH là 13,2% và tốt nghiệp đại học rất thấp 1,9%. Theo tác giả Nguyễn Xuân Châu (2009), cĩ 40,8% người dân tộc Khmer khơng biết chữ phổ thơng và 62,4% người dân khơng biết chữ Khmer; cĩ 55,4% người dân được nghe đài tiếng nĩi Việt Nam, trong số đĩ cĩ 19,7% người được nghe chương trình tiếng dân tộc [12].

Nghề nghiệp chủ yếu là nơng dân (56,9% ) do đặc trưng của dân tộc Khmer và của tỉnh Hậu Giang rất nhiều hộ gia đình sống bằng nơng nghiệp (trồng trọt và chăn nuơi), ngồi ra các nghề khác như cán bộ cơng chức tỷ lệ 5,5%, buơn bán là 12,9% và nghề nghiệp khác, nội trợ hoặc làm thuê là 24,6%. Theo Nguyễn Xuân Châu (2009), nghề nghiệp chính của người dân tộc Khmer chủ yếu là trồng lúa khoảng 53,5%, trồng trọt hoa màu 9,1%, chăn nuơi gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản khoảng 18,3%, buơn bán 2,5% và một bộ phận đồng bào khoảng 16,4% dân số dân tộc Khmer đi làm thuê, làm mướn [12]. Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy tỷ lệ tương đương so với các nghiên cứu khác.

Về nhĩm tuổi, tỷ lệ người dân tộc Khmer từ 45 tuổi trở lên từ 45 – 54 (47,2%), nhĩm tuổi từ 55- 64 tuổi (30,3%) và nhĩm từ 65 tuổi trở lên (22,5%). Nghiên cứu đã chọn nhĩm tuổi từ 45 trở lên bởi vì nhĩm tuổi này được Tổ chức Y tế thế giới cho là người trưởng thành, người già cần được theo dõi chăm sĩc sức khỏe đặc biệt và tuổi từ 45 trở lên là một trong những nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2. Đồng thời, theo tác giả Trần Hữu Dàng (1996), tỷ lệ cao phát hiện mắc ĐTĐ sau tuổi 40 là 93,7% [16].

4.1.1.2. Tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường, đái tháo đường týp 2 ở người dân tộc Khmer

Điều tra 1.100 người dân tộc Khmer trên 45 tuổi đã phát hiện tỷ lệ bệnh đái tháo đường là 11,91% và tỷ lệ tiền đái tháo đường 17,91%. Tỷ lệ mắc cao hơn điều tra của Cao Mỹ Phượng tỉnh Trà Vinh năm 2011 là 9,6% [47], và cao so với điều tra của Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật CDC Mỹ năm 2011, tỷ lệ đái tháo đường của người Mỹ cĩ 8,3% và 11,3% người tuổi từ 20 trở lên [75]. Theo tác giả Trần Minh Long (2012), ĐTĐ týp 2 ở các đối tượng cĩ nguy cơ cao nhĩm tuổi từ 30 – 69 trong cộng đồng dân cư tỉnh Nghệ An là 9,39% [36].

Trong thời gian gần đây tỷ lệ bệnh đái tháo đường tăng rất nhanh, tăng theo sự phát triển kinh tế, điều đáng quan tâm là tỷ lệ người tiền ĐTĐ gần như gấp đơi tỷ lệ ĐTĐ trong cộng đồng.

Theo tác giả Hồng Kim Ước (2007), nghiên cứu tình hình ĐTĐ trên đối tượng từ 35 đến 75 tuổi ở Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ rối loạn glucose lúc đĩi là 16,1%, giảm dung nạp glucose là 10,4%, tỷ lệ ĐTĐ là 7,8%. Với nhĩm từ 45 tuổi trở lên, tỷ lệ ĐTĐ trong nghiên cứu này là 8,7% (KTC 95%: 7,0 – 10,5%) [60]. tương đương với kết quả nghiên cứu của chúng tơi. Cĩ thể người dân tộc Khmer tại Hậu Giang và người dân ở Thái Nguyên cĩ tương đồng về tình hình kinh tế, xã hội.

Theo Ngơ Thanh Nguyên (2009), nghiên cứu trên 1.000 đối tượng từ 30 tuổi trở lên ở thành phố Biên Hịa, Đồng Nai cho kết quả tỷ lệ ĐTĐ là 8,1%. Tỷ lệ ĐTĐ ở người từ 45 tuổi trở lên là 8,4% (KTC 95%: 6,7% - 10,3%) [39]. Trong nghiên cứu của chúng tơi cho kết quả tỷ lệ tiền đái tháo đường và đái tháo đường cao hơn nghiên cứu này. Cĩ thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tơi đối tượng lớn tuổi hơn và thời gian

nghiên cứu của chúng tơi sau nghiên cứu này gần ba năm do vậy cho kết quả tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Theo tác giả Lê Anh Tuấn và cộng sự (2010) nghiên cứu tình hình đái tháo đường ở đối tượng trên 45 tuổi tại huyện Hải Châu, Đà Nẵng với cỡ mẫu là 508 cho thấy tỷ lệ tiền ĐTĐ là 26,4% ( KTC 95%: 22,6% - 30,4%). Tỷ lệ này bao gồm rối loạn glucose lúc đĩi và giảm dung nạp glucose [59]. Nghiên cứu này cĩ cùng độ tuổi với nghiên cứu của chúng tơi, chỉ khác về dân tộc. Tuy nhiên kết quả tỷ lệ tiền ĐTĐ cao hơn nghiên cứu của chúng tơi. Điều này cĩ thể do đặc điểm dân tộc và cĩ thể mẫu nghiên cứu của nghiên cứu này ở vùng thành thị và đối tượng nghiên cứu khơng phải trong cộng đồng.

Theo tác giả Phạm Hồng Phương, Lê Quang Tịa và cộng sự (2012), tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường là 21,4% (nam 20,5%, nữ 22,3%) [49]. Theo tác giả Ngơ Thanh Nguyên, Phan Huy Anh Vũ, Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), Tỷ lệ mắc ĐTD người 30 trở lên là 8,1%, trong đĩ nữ là 51,9% và nam là 48,1%. [44]. Nghiên cứu của chúng tơi cũng phù hợp với các nghiên cứu trước là tỷ lệ mắc đái tháo đường týp 2 ở nam thấp hơn nữ.

Năm 2010 cĩ khoảng 1,9 triệu người Mỹ được lần đầu tiên chẩn đốn ĐTĐ, tiền ĐTĐ ảnh hưởng đến 35% người Mỹ từ 20 tuổi trở lên. Đồng thời hơn 50% người Mỹ trên 65 tuổi mắc tiền đái tháo đường [75].

Tiêu chuẩn chẩn đốn của tiền ĐTĐ, ĐTĐ thay đổi do đĩ tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ, ĐTĐ thay đổi nhiều theo từng nghiên cứu. Bởi vì tiêu chuẩn chẩn đốn ĐTĐ theo nồng độ glucose huyết tương lúc đĩi hạ từ 140 mg/dl xuống mức 126 mg/dl và tiêu chuẩn chẩn đốn giảm dung nạp glucose thay đổi từ 110 mg/dl đến 125 mg/dl. Bên cạnh đĩ, rối loạn glucose lúc đĩi và giảm dung nạp glucose tăng trong cộng đồng là phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội làm cuộc sống người dân ngày càng phát triển ít vận động thể lực bởi vì các việc nặng nhọc lao động chân tay được thay thế bởi cơng nghiệp hĩa, đồng hành với hiện tượng già đi trong dân số.

Trong nghiên cứu của chúng tơi tỷ lệ ĐTĐ đã phát hiện trước đĩ là 21,4% và tỷ lệ mới phát hiện là 78,6%. Nghiên cứu của này cho kết quả cao hơn một nghiên cứu tỷ

lệ đái tháo đường ở đối tượng từ 40 – 69 tuổi năm 2009 tại Hậu Giang tỷ lệ mới phát hiện là 69,1% và tỷ lệ phát hiện trước đĩ là 30,9% [34]. Theo tác giả Nguyễn Thy Khuê, Trần Minh Triết (2012), Tỷ lệ ĐTĐ đã được chẩn đốn trước đĩ 51,8%, và 48,2% mới phát hiện ĐTĐ [33]. Qua đĩ nhận thấy trên người dân tộc Khmer, tỷ lệ bệnh đái tháo đường được phát hiện từ trước rất thấp, thể hiện kiến thức người dân về bệnh đái tháo đường cịn thấp và y tế chưa quan tâm đến phát hiện bệnh cho người dân trong cộng đồng. Điều mà trong nghiên cứu này chúng tơi thực hiện được là kết hợp với các vị chức sắc trong chùa và nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của các vị chức sắc trong các chùa trên địa bàn nghiên cứu tích cực tuyên truyền vận động người dân đi khám phát hiện bệnh ĐTĐ từ đĩ kết quả khám phát hiện đạt cao.

4.1.1.3. Một số đặc điểm bệnh đái tháo đường týp 2 ở người dân tộc Khmer

Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở nữ giới 7,2%, so với nam giới 4,7%. Theo tác giả Phạm Hồng Phương, Lê Quang Tịa và cộng sự (2012), điều tra người dân độ tuổi 30-69 tuổi, tỷ lệ mắc đái tháo đường týp 2 là 5,5% (nam 5,9%; nữ 5,1%) [49]. Nghiên cứu của chúng tơi khơng đồng với nghiên cứu trên là vì cĩ tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nữ cao hơn nam, cĩ thể do nghiên cứu của chúng tơi đối tượng lớn tuổi hơn. Đặc biệt là đối với giới nữ tuổi trên 45 tuổi sẽ cĩ nhiều thay đổi về nội tiết và khi lứa tuổi lớn thì hạn chế việc vận động là yếu tố thuận để bệnh ĐTĐ phát triển. Tuy nhiên nghiên cứu tác giả Nguyễn Thị Nhạn (2006) trên đối tượng 65 tuổi trở lên, tỷ lệ nữ mắc ĐTĐ nhiều hơn nam rõ gấp 2 lần [41]. Nghiên cứu năm 2005 ở thành phố Qui Nhơn của tác giả Trần Hữu Dàng, Hồng Xuân Thuận và cộng sự cho kết quả mắc ĐTĐ ở nữ giới cao hơn nam giới (5,7% so với 2,9%) [17].

Nhìn chung theo những nghiên cứu gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 nĩi riêng đã tăng lên ở nữ giới một cách rõ rệt. Điều này cĩ thể giải thích cĩ sự liên quan đến các yếu tố nguy cơ như béo phì ở nữ giới cũng như vấn đề ảnh hưởng của hormon nữ [1],[6]. Những đặc điểm trên cĩ thể gĩp phần làm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở nữ giới cao hơn ở nam giới.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ nhĩm tuổi từ 65 trở lên cĩ tỷ lệ mắc đái tháo đường là 3,7% và nhĩm từ 55 đến 64 tuổi cĩ tỷ lệ mắc là 3,4%

Điều này cũng cĩ thể cho thấy tuổi càng lớn sẽ mắc đái tháo đường càng cao. Tính tỷ lệ mắc đái tháo đường riêng của từng nhĩm tuổi thì ta thấy tuổi càng lớn cĩ tỷ lệ mắc đái tháo đường càng cao, kết quả cũng tương tự như những nghiên cứu khác là tỷ lệ ĐTĐ tăng dần theo tuổi. Nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Dàng tại Huế năm 1996, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng dần theo tuổi, cao nhất ở tuổi 70 [16]. Nghiên cứu của tác giả Tơ Văn Hải cho kết quả nhĩm tuổi từ 60 đến 69 cĩ tỷ lệ mắc ĐTĐ cao nhất [22]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Vy Hậu, Nguyễn Hải Thủy (2012) cho thấy bệnh nhân tiền ĐTĐ cĩ độ tuổi trung bình là 66,5 [24].

Nghiên cứu của chúng tơi phù hợp với các nghiên cứu trên là tỷ lệ mắc ĐTĐ cao ở đối tượng lớn tuổi. Điều đĩ phù hợp với thực tế bởi vì tuổi thọ ngày càng gia tăng đặc biệt ở các nước đang phát triển khi điều kiện dinh dưỡng được cải thiện, điều kiện vệ sinh tốt hơn, các bệnh lý nhiễm khuẩn được khống chế và cĩ nhiều phương thức điều trị mới được áp dụng. Tại các nước phát triển, người dân sống lâu hơn, mức sinh ổn định làm cho dân số ngày càng già hĩa, điều đĩ cĩ nghĩa ngày càng tăng tỷ lệ người mắc đái tháo đường cao hơn [57]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những nghiên cứu trước đây ở Việt Nam cũng cho thấy cĩ sự khác nhau giữa tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ ở nơng thơn và thành thị. Kết quả nghiên cứu ở Hà Nội của tác giả Phan Sĩ Quốc và Lê Huy Liệu ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở nội thành là 1,4% và ngoại thành là 0,6%. Theo nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Dàng ở Huế (1996), tỷ lệ mắc ĐTĐ là 1,05% đối với người sống ở thành phố và 0,6% đối với người sống ở nơng thơn [16]. Nghiên cứu năm 2005 ở thành phố Qui Nhơn của tác giả Hoàng Xuân Thuận cũng cho kết quả tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nhĩm sống nội thành (9,5%) cao hơn nhĩm sống ở ngoại thành (2,1%) [17].

Hầu hết các nghiên cứu đều ghi nhận trong cùng một nước và cùng một chủng tộc, nhưng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 ở thành phố cao hơn hẳn so với nơng thơn. Tác giả Tạ Văn Bình và cộng sự (2007), nghiên cứu 997 đối tượng tại Hà Nội cho kết quả nhĩm sống ở thành thị cĩ nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn rõ rệt so với nhĩm sống ở ngoại thành (9,8% so với 3,9%) [10]. Nghiên cứu của Trần Minh Long, Nguyễn Văn Hồn,… và cs (2012), về một số yếu tố liên quan đái tháo đường typ 2 ở đối tượng cĩ

nguy cơ cao nhĩm tuổi từ 30 – 69 tại tỉnh Nghệ An năm 2010 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở thành thị cao hơn nơng thơn (9,9% và 8,8%) [36].

Trong nghiên cứu của chúng tơi, tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ chênh lệch khơng rõ giữa các đối tượng cĩ nơi sinh sống ở hai vùng khác nhau là phố chợ và thơn quê. Bởi vì phố chợ ở đây là những khu vực chợ xã chứ khơng phải thành phố, cĩ mơi trường sống gần giống như nơng thơn, khác với mơi trường sống của nhĩm dân cư ở chợ của các thành phố, cho nên mặc dù ở phố chợ nhưng nghề nghiệp cũng chủ yếu là nghề nơng là đa số. Nghiên cứu của chúng tơi cho kết quả tỷ lệ mắc đái tháo đường nơng thơn là

9,4% cao hơn phố chợ là 2,5%. Bởi vì trong nghiên cứu này cỡ mẫu gần 80% là người

sống ở nơng thơn. Tuy nhiên, sự khác biệt này khơng cĩ ý nghĩa thống kê giữa các nhĩm đối tượng sống ở phố chợ và thơn quê. Điều này cĩ thể so giữa phố chợ và thơn quê trong một nghiên cứu khác. Vì nghiên cứu này sự khác biệt về điều kiện kinh tế, phong tục tập quán và chăm sĩc y tế cùng với những thĩi quen sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày chưa rõ ràng.

Đối với nghề nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người cĩ thể là do tính chất cơng việc hay mức độ căng thẳng của cơng việc. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường ở nhĩm nghề nơng là 7,4% và kế đến là nhĩm làm thuê, làm mướn là 3,3%; thể hiện đặc trưng dân số về người dân làm

Một phần của tài liệu BỆNH đái THÁO ĐƯỜNG LUẬN án TIẾN sĩ y học (Trang 120 - 143)