Xu hướng phát triển

Một phần của tài liệu Tìm hiểu, phân tích thị trường và thị trường mục tiêu của Công ty Cổ phần trà Than Uyên ( Lai Châu) (Trang 36 - 40)

a) Xu hướng phát triển của thị trường khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam

Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc phát triển du lịch với Trung Quốc, khách du lịch Trung Quốc có thể đến Việt Nam bằng đường thủy, đường bộ, đường hàng không, đường sắt. Mặt khác, giá cả dịch vụ ở Việt Nam lại tương đối phù hợp với túi tiền của người Trung Quốc, hai quốc gia lại có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, lịch sử,…Chính vì vậy mà lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam không ngừng tăng lên trong năm 2007 và năm 2008. Theo các chuyên gia, mặc dù là ngành du lịch Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm kích cầu nhưng lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam quý I/ 2009 giảm xuống do ảnh hưởng sâu rộng của suy thoái kinh tế thế giới, thất nghiệp. Theo thống kê của tổng cục thống kê, 3 tháng đầu năm 2009, lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam giảm 72,1 nghìn lượt khách giảm 12,9% so với cùng kỳ năm 2008.Tuy nhiên trong tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam thì khách Trung Quốc đạt 105.964 lượt khách đứng thứ hai sau thị trường Mỹ. Nhìn chung khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam đang có xu hướng tăng trở lại một phần là do:

- Quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước ngày càng được củng cố và gia tăng, chính phủ hai nước cho phép đi du lịch bằng thẻ du lịch và đang tiến hành thí điểm cho phép khách đi du lịch bằng giấy thông hành.

- Giá cả sản phẩm dịch vụ ở Việt Nam phù hợp với thói quen và khả năng thanh toán của khách Trung Quốc

- Sản phẩm dịch vụ có xu hướng đa dạng hóa, thỏa mãn được nhu cầu của khách du lịch thu hút được sự chú ý của họ nhiều hơn.

b) Xu hướng phát triển của ngành du lịch trong hoạt động marketing thu hút khách du lịch Trung Quốc

Ngành kinh doanh dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế và đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia.Với một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi nằm trên đường giao thông quốc tế và là trung tâm và cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang nỗ lực hết sức để phát triển ngành du lịch nước nhà. Một đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng được xếp hạng di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới, Việt Nam đã và đang là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trên toàn thế giới. Với những thành công đã đạt được trong những năm qua và sự thành công của những đề án quảng bá du lịch tại các thị trường trọng điểm như: Mỹ, Úc, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…khiến cho Việt Nam đã ngày càng thu hút được lượng lớn khách du lịch quốc tế, kết quả là năm 2008 Việt Nam đã thu hút được 4,253 triệu lượt khách quốc tế tăng 0,6% so với năm 2007.Trước mắt năm 2009, phấn đấu đón 4,5 triệu lượt khách quốc tế và mục tiêu đến năm 2010, Du lịch Việt Nam sẽ đón 5,5 – 6 triệu lượt khách quốc tế, thu nhập đạt 4,5 tỷ USD và tạo việc làm cho 1,4 triệu lao động. Trong cơ cấu lượng khách quốc tế đến Việt Nam được dự báo như sau:

Bảng 4.1 Dự báo lượng khách quốc tế đến từ một số thị trường trọng điểm đến Việt Nam năm 2010

Nguồn: Tổng cục Du lịch

Qua bảng dự báo cho thấy, lượng khách du lịch Trung Quốc dự báo đến Việt Nam chiếm số lượng lớn nhất, do vậy mà xu hướng phát triển của ngành trong hoạt

Thị trường Năm 2010 Khách du lịch Pháp 212.690 Khách du lịch Nhật Bản 497.305 Khách du lịch Mỹ 425.809 Khách du lịch Trung Quốc 1.685.277 Tổng 5.441.000

động marketing thu hút khách du lịch Trung Quốc đó là:

- Về sản phẩm dịch vụ: Xu hướng ngày càng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ du lịch, các sản phẩm lữ hành trong đó không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử - sinh thái.

- Về xúc tiến quảng cáo: Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam thông qua việc xây dựng các chương trình quảng cáo về các điểm đến, cảnh quan thiên nhiên, các lễ hội, các sự kiện văn hóa nổi tiếng của Việt Nam qua các website, email, trên các kênh quốc tế, trên các kênh của các của một số thị trường trọng điểm như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,…xây dựng các ấn phẩm giới thiệu văn hóa, nghiên cứu thị trường, xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch Việt Nam thông qua các hội chợ và các văn phòng đại lý du lịch. Nắm bắt tình hình, tận dụng thời cơ để mở rộng thị trường với phương châm củng cố các thị trường truyền thống, phát triển thị trường tiềm năng và thị trường mới. Ngành du lịch phối hợp với các địa phương tổ chức các sự kiện, xúc tiến quảng bá để thu hút khách du lịch quốc tế trong đó có khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam, tham gia vào các sự kiện quốc tế trong và ngoài khu vực như một số hội chợ tại Thượng Hải, lễ hội tại Côn Minh ( Trung Quốc). Những sự kiện này sẽ góp phần quảng bá tuyên truyền thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam nhiều hơn nữa và đem lại hiệu quả tăng trưởng chung cho cả ngành du lịch.

- Về nhân lực: Hiện tại tổng số lao động trong ngành du lịch là 850.000 người, mục tiêu phát triển năm 2010 là 1.400.000 người, trong khi công tác đào tạo hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, cơ cấu hướng dẫn viên bất hợp lý, hệ thống các trường đào tạo về du lịch là tương đối nhiều – 70 cơ sở đào tạo về du lịch nhưng chưa mang lại nguồn lao động có chất lượng cao. Phương hướng phát triển về nhân lực của ngành là chuẩn hóa các cơ sở đào tạo nghề, xã hội hóa công tác đào tạo, kiến nghị đào tạo kiến thức văn hóa và cấp thẻ cho hướng dẫn viên nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Ngoài những hoạt động trên để góp phần vào việc thu hút khách du lịch Trung Quốc thì ngành cũng quan tâm đến việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng để góp phần mang lại sự thuận tiện và phương tiện đi lại phục vụ khách trong chuyến đi du lịch tại Việt Nam. Khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam bằng các phương tiện đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường thủy. Do vậy mà hệ thống đường, phương tiện vận chuyển hệ thống sân bay và nhà ga cũng được quan tâm hơn để tạo cho khách cảm

giác an toàn, thuận tiện khi đi du lịch tại Việt Nam.

c) Xu hướng phát triển của khách sạn Sen Thăng Long trong hoạt động marketing thu hút khách du lịch Trung Quốc

Từ cơ cấu lượng khách quốc tế đến khách sạn Sen Thăng Long trong hai năm 2007 và 2008, lượng khách du lịch Trung Quốc đến khách sạn chiếm tỷ trọng lớn nhất 52,3% năm 2008 tăng 2% so với năm 2007. Dựa vào dự báo lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới và tiềm lực của khách sạn mà khách sạn đã đưa ra một số phương hướng phát triển trong thời gian tới là: Trong năm 2009 mục tiêu đón tổng lượt khách du lịch quốc tế đến với khách sạn là 4350 lượt khách tăng so với năm 2008 là 510 lượt khách tương đương tăng 11,7%. Trong đó lượt khách du lịch Trung Quốc mà khách sạn dự định đón sẽ là 2234 lượt khách tăng so với năm 2008 là 230 lượt khách tương đương tăng 10,3%. Để đạt được mục tiêu này, khách sạn đã đề ra phương hướng phát triển trong thời gian tới và các hoạt động marketing thu hút khách du lịch Trung Quốc là:

Thứ nhất là mở rộng thị trường, tăng thị phần của khách sạn từ 5% đến 10%/ năm, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế, đặc biệt là khách du lịch Trung Quốc thông qua các hoạt động xúc tiến quảng cáo, mở rộng quan hệ hợp tác đối với các công ty lữ hành, thêm nhiều nguồn gửi khách, đảm bảo mức chất lượng dịch vụ để giữ chân được khách hàng quen để họ không lựa chọn khách sạn khác. Dựa vào ưu thế về giá của khách sạn là phù hợp, thậm chí là rẻ đôi chút hơn so với khách sạn khác có chất lượng phòng tương tự để thu hút khách lưu trú mới đến với khách sạn, tăng công suất buồng phòng, tăng hiệu quả kinh doanh của khách sạn.

Thứ hai là phát triển thêm một số dịch vụ, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thông qua việc tu sửa, nâng cấp thay thế trang thiết bị định kỳ nâng cao dịch vụ hơn nữa để thu hút khách du lịch Trung Quốc.

Thứ ba là sự phát triển về nhân lực trong khách sạn: Khách sạn không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc của cán bộ nhân viên trong khách sạn đặc biệt là về trình độ ngoại ngữ. Trong thời gian tới khách sạn có kế hoạch cử cán bộ công nhân viên đi dự lớp học chuyên môn, lớp tập huấn thường xuyên, đào tạo ngoại ngữ cho nhân viên, ngoài ra còn xây dựng các hình thức khen thưởng và kỷ luật cho nhân viên , góp phần tạo nên một đội ngũ lao động lành nghề, thỏa mãn được nhu cầu của khách du lịch

Trung Quốc, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho khách sạn trên thị trường.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu, phân tích thị trường và thị trường mục tiêu của Công ty Cổ phần trà Than Uyên ( Lai Châu) (Trang 36 - 40)