Vị trí của Công ty TNHH Thương mại–Dịch vụ Tân Hiệp Phát trên

Một phần của tài liệu Đánh giá và hoàn thiện kế hoạch tài trợ chương trình “Thời trang và Cuộc sống” của nhãn hàng Trà Barley Không Độ (Trang 30 - 37)

trên thị trường nước giải khát tại Việt Nam.

1.2.1. Thị trường nước giải khát tại Việt Nam.

Khi mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì nhu cầu về các loại thức uống bổ dưỡng cũng dần tăng lên. Ngành nước giải khát hiện có hai loại: nước giải khát có gas và nước giải khát không gas. Tuy nhiên, nước giải khát có gas đang dần nhường chỗ cho các loại nước giải

khát được chiết suất từ thiên nhiên và có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng. Xu hướng trên là do nguồn nguyên liệu trái cây dồi dào, phong phú của Việt Nam và thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay là ưa chuộng các loại thức uống bổ dưỡng. Theo phòng nghiên cứu phát triển, công ty nước ngọt Chương Dương (TP.HCM), dự kiến sản lượng của ngành nước giải khát không có gas sẽ còn tăng từ 5 – 36%/năm trong những năm tới.

Thị phần các loại nước giải khát năm 2007 9% 24% 6% 13% 5% 5% 17% 21% Trà xanh Nước cĩ gas Nước tăng lực Coffee

Nước tinh khiết Nước giải khát

nhập khẩu Nước trái cây

Sữa

Hình 2.7: Thị phần các loại nước giải khát tại Việt Nam năm 2007 (Nguồn: công ty nghiên cứu thị trường TNS)

Theo Martin Enrile, chuyên gia phân tích của công ty chứng khoán Kim Eng, trung bình mỗi người Việt Nam uống khoảng 3 lít nước giải khát không cồn trong một năm, đây là một con số khá thấp so với mức bình quân của người Philippines là 50 lít/ năm. Vì vậy, “Việt Nam đang là một trong 5 thị trường thức uống không cồn đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới”, Martin Enrile nói. (theo báo Bangkok Post ngày

các chuyên gia Hiệp hội máy móc, đóng gói và chế biến thực phẩm (VDMA) của Đức dự báo, thị trường đồ uống Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng trưởng cao trong những năm tới. Tổng lượng đồ uống tiêu thụ ở Việt Nam vào năm 2012 dự báo sẽ tăng 46% so với năm 2007, trong đó bia, nước đóng chai, đồ uống có gas và nước trái cây, … vẫn là các loại thức uống phổ biến. Lượng đồ uống tiêu thụ ở Việt Nam vào năm 2012 bình quân đầu người sẽ tăng gấp khoảng 2 lần so với năm 2004 (năm 2004 là 6,4 lít/người/năm) và sẽ tiếp tục tăng vì lối sống hiện đại ngày càng làm gia tăng nhu cầu về thực phẩm lòng đã qua chế biến.

Triển vọng phát triển lĩnh vực đồ uống Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn kéo theo yêu cầu về vốn, cập nhật kịp thời các công nghệ mới, hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cho phù hợp, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường,.. đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng cấp bách.

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

Bia Rượu Nước giải khát

Sản lượng dự kiến (2010 - 2025)

(Đơn vị tính: triệu lít)

2010 2015 2025

Hình 2.8: Sản lượng dự kiến của ngành đồ uống VN từ năm 2010 – 2025. (Nguồn: công ty nghiên cứu thị trường TNS)

Không chỉ tiêu thụ trong nước, đồ uống Việt Nam đã và đang vươn ra thị trường thế giới. Theo Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam, xuất khẩu bia những năm qua đạt giá trị khoảng 40%/năm; xuất khẩu rượu tăng từ 5,1 triệu USD năm 2000 lên 7,5 triệu USD năm 2007; xuất khẩu nước giải khát (nhất là các loại nước ép hoa quả và nước uống bổ dưỡng) tăng rất nhanh chiếm một thị phần đáng kể tại các thị trường cao cấp như Hà Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Singapore, Trung Quốc (trong đó các loại thức uống bổ dưỡng chiếm 60% tổng giá trị).

1.2.2. Đối thủ cạnh tranh.

Hiện công ty tân Hiệp Phát có đến 16 dòng sản phẩm từ bia, nước tăng lực, nước trái cây, các loại trà, nước tinh khiết. Và đối với từng nhãn thì đều có những đối thủ riêng biệt. Cụ thể đối với:

Nước tăng lực (Number One):

Hình 2.9: Thị phần các loại nước tăng lực tại Việt Nam năm 2008. (Nguồn: Công ty nghiên cứu thị trường TNS)

nước tăng lực Sting (PepsiCo) chiếm đến 40% thị trường. Thế mạnh của Sting là hương dâu, đi kèm với loại chai nhựa tiện dụng hơn cho người tiêu dùng. Ngoài ra, với thế mạnh là dung tích lon 330ml, nhãn hiệu Redbull cũng là một đối thủ phải dè chừng.

Nước ép trái cây (Juice):

Hiện nay phân khúc thị trường nước ép trái cây là một khúc thị trường khá tiềm năng chính do nhu cầu của người tiêu dùng thích các loại thức uống bổ dưỡng vì thế hiện có không ít doanh nghiệp đã và đang đầu tư cho khúc thị trường này. Ưu điểm của Juice là có rất nhiều hương vị, đa dạng cho người dùng nhưng nước ép cam vẫn được nhiều người ưa dùng. Do vậy, có nhiều đối thủ cạnh tranh như Twister (PepsiCo.), Flash (CocaCola), Number One Juice cam ra đời sau và không có gì đặc biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh nên hiện đang lép vế trên thị trường. Ngoài ra, có thể kể đến nước ép me Wonderfam cũng đang cạnh tranh với Juice me.

Trà xanh Không Độ:

Trong thời gian gần đây, trà xanh đã trở thành đề tài nóng và là khúc thị trường mang lại nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, do là người dẫn đầu nên Trà Xanh Không Đôä của THP đang chiếm vị trí dẫn đầu và đối thủ nặng ký nhất phải dè chừng là trà xanh C2 của công ty URC. C2 với dung tích chai nhỏ, phù hợp với người tiêu dùng nên đang dần được ưu chuộng. Ngoài ra, còn các loại sản phẩm trà xanh khác như Trà 100 của Tribeco, Lipton Pure Green của PepsiCo.,… mới xuất hiện, được thị trường bình dân và thị trường các tỉnh xa chấp nhận nhờ giá rẻ.

Riêng đối với nhãn Trà thảo mộc Dr. Thanh, Trà Barley Không Độ và Trà trái cây Fruit Tea thì hiện tại có thể nói là chưa có đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Number One còn có thêm loại Trà Bí Đao Không Độ đang là đối thủ của Trà Bí Đao Wonderfarm.

Sữa đậu nành (Number One Soya):

Sữa đậu nành Number One Soya có hai loại bao bì là chai thủy tinh và hộp giấy. Với loại chai thủy tinh thì đối thủ trực tiếp đó là sữa đậu nành Tribeco còn với loại bao bì giấy thì đối thủ của sữa đậu nành Number One Soya chính là Vinamilk.

1.2.3. Cơ hội và thách thức.

Với tiềm năng là những sản phẩm chất lượng cao, quy trình công nghệ tiên tiến và nguồn lực tài chính mạnh, trong tương lai, tập đoàn THP sẽ có rất nhiều cơ hội để vươn lên trong thị trường nước giải khát toàn cầu. Hiện tại, THP gần như làm bá chủ ở thị trường nước giải khát không gas ở Việt Nam, nhưng việc xuất khẩu sang các nước lân cận chỉ vừa mới xúc tiến gần đây. Thị trường xuất khẩu là một thị trường tiềm năng cho công ty THP. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để công ty tiếp cận với những xu hướng mới và công nghệ tiên tiến của nước ngoài, đem về phục vụ cho chính mình.

Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều thách thức phía trước. Thứ nhất, nguồn lực về nhân sự và công nghệ của công ty tuy đang lớn mạnh nhưng vẫn có giới hạn. Hiện nay, nhân sự của công ty đã gia tăng gấp đôi so với năm 2008 nhưng khi muốn mở rộng thêm nhiều thị trường mới thì nguồn lực đó

Thứ hai, khi càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường nước giải khát đầy tiềm năng này. Cạnh tranh trong ngành ngày càng tăng lên nhất là khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài, các công ty đa quốc gia có nguồn vốn lớn và công nghệ tiên tiến hơn.

Thứ ba, xu hướng của người tiêu dùng ngày càng đa dạng và thay đổi nhanh chóng cũng là một thách thức to lớn đối với công ty. Cách đây 3 năm, nước giải khát có gas vẫn còn chiếm thị phần rất lớn nhưng hiện nay, khi tỉ lệ các loại bệnh gia tăng, người tiêu dùng lại quan tâm đến các sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Và trong tương lai, sẽ còn rất nhiều nhu cầu và xu hướng mới.

Với những cơ hội và thách thức như trên, bản thân công ty THP cần có những chiến lược Marketing cụ thể và sáng tạo, nhằm giữ vững thị phần hiện có. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, cải tiến, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nắm bắt những xu hướng mới trên thị trường.

1.2.4. Tân Hiệp Phát trên thị trường nước giải khát tại Việt Nam.

Hiện nay, khi nói đến các doanh nghiệp tham gia vào thị trường nước giải khát thì không thể không nhắc đến Tân Hiệp Phát. Bằng sự nỗ lực của toàn thể nhân viên dưới sự chỉ đạo tài tình của cấp lãnh đạo, Tổng giám đốc công ty Ông Trần Quíù Thanh đã và đang đưa công ty THP trở thành tập đoàn cung cấp thức uống mang tầm cỡ Châu Á.

Tên tuổi của công ty nhiều năm qua đã gắn liền với các hoạt động thể thao, văn hóa và nghệ thuật đến các hoạt động xã hội…Một số hoạt động tài trợ đã nên bật được tính cách và tạo được tiếng vang cho sản phẩm cùa công ty như: Cúp xe đạp truyền hình TP.HCM (dành cho các vận động viên đua xe đạp để chứng minh việc bổ sung nước và muối khoáng của nước vận động Number One Active cho việc mất nước trong quá trình vận

động), show truyền hình thực tế “Chinh phục đỉnh Everest” (Nước tăng lực Number One tài trợ nhắm đến khách hàng mục tiêu là giới trẻ thích chinh phục và khẳng định mình), cuộc thi ca nhạc dành cho học sinh – sinh viên toàn quốc “Tiếng ca học đường” (Nước ép trái cây Number One Juice tài trợ - khách hàng mục tiêu ở độ tuổi từ 13 đến 19), cuộc thi “Siêu mẫu Việt Nam Barley 2008” (Trà Barley Không Độ tài trợ - khách hàng mục tiêu là những người quan tâm đến sức khỏe và vẻ đẹp)…

Trong năm 2007, Tân Hiệp Phát đứng trong top 10 doanh nghiệp sử dụng ngân sách cho hoạt động quảng cáo nhiều nhất tại Việt Nam và hoạt động tài trợ chiếm tỉ lệ không nhỏ trong ngân sách này. Trong đó, tỉ trọng lớn nhất là các nhãn hàng thức uống có lợi cho sức khỏe như Trà Xanh Không Độ, Trà Barley Không Độ, Sữa đậu nành Number 1 Soya, Nước tăng lực Number One…

Một phần của tài liệu Đánh giá và hoàn thiện kế hoạch tài trợ chương trình “Thời trang và Cuộc sống” của nhãn hàng Trà Barley Không Độ (Trang 30 - 37)