Tóm tắt chương 2:

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh viễn thông cho Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (Trang 63 - 64)

- T5: Tình hình phát triển kinh tế chậm lại và lạm phát cao anh hưởng đến mức doanh thu.

Tóm tắt chương 2:

Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đóng vai trò là một đơn vị kinh doanh viễn thông của Công ty Viễn thông Điện lực (EVNTelecom) đảm nhận khâu kinh doanh viễn thông tại khu vực TP. HCM.

Với môi trường pháp lý và chính sách thuận lợi cho việc triển khai kinh doanh ngành viễn thông, EVNHCMC bắt đầu công tác kinh doanh viễn thông từ năm 2005. Với nền tảng công nghệ CDMA tần số 450Mhz, EVNHCMC đã không gặp nhiều thuận lợi trong việc triển khai công tác kinh doanh do tác động của nhiều yếu tố.

Thứ nhất, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam có những diễn biến phức tạp khiến cho các bước triển khai kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, Công nghệ CDMA vốn có nhiều ưu điểm về mặt kỹ thuật nhưng khi triển khai vào thị trường Việt Nam lại gặp một số trở ngại nhất định như: khả năng đáp ứng thiết bị đầu cuối không đủ, khả năng thích ứng và ưa chuộng của khách hàng chưa đủ mạnh.

Thứ ba, tuy có nhiều thế mạnh mang tính chất rất riêng biệt về cơ sở hạ tầng như mạng cáp quang đường trục rộng khắp cả nước, mạng lưới trạm BTS trang bị hiện đại và rộng khắp, tổng đài có dung lượng lớn, khả năng quản lý vận hành tốt, khả năng thu cước chuyên nghiệp …nhưng EVNHCMC vẫn đang tồn tại một số những nhược điểm vô cùng lớn như chính sách phân chia doanh thu hoa hồng giữa EVNTelecom và EVNHCMC, cơ cấu tổ chức cồng kềnh không linh hoạt, tính chuyên môn về nghiệp vụ không cao do không có nhiều nhân sự am hiểu về lĩnh vực đang hoạt động, hệ thống phân phối bán lẻ dựa trên 15 chi nhánh điện lực trên toàn TP không phát huy tác dụng phân phối sản phẩm đến tay người tiêu, các chương trình chiêu thị thực hiện lạc lõng so với chính sách sản phẩm, giá cả và chưa đúng trọng tâm.

Nhìn chung, toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm viễn thông của EVNHCMC chưa được hoàn thiện từ các chức năng chính như: cung cấp sản phẩm cốt lõi cho khách hàng, Marketing và bán hàng, các dịch vụ khách hàng cho đến các chức năng hỗ trợ như hệ thống phân phối, nguồn nhân lực… Đó là lý do EVNHCMC chỉ đạt được 2,41/2.5 điểm (trung bình) trên ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE).

Trong thị trường viễn thông Việt Nam nói chung và thị trường TP.HCM nó riêng, EVNHCMC được đánh giá 2 điểm so với các đối thủ cạnh tranh tầm cỡ như Vinaphone 3 điểm, MobileFone 3,3 điểm, Viettel 3,2 điểm. Điều này nói lên sức cạnh tranh của EVNHCMC là yếu.

Từ những phân tích về môi trường vĩ mô cũng như vi mô, các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của EVNHCMC được nhìn nhận một cách đúng đắn để làm cơ sở đề xuất những giải pháp hợp lý nhất sẽ được trình bày ở chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh viễn thông cho Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)