Văn hóa kinh doanh là phƣơng thức phát triển sản xuấtkinh doanh bền vững

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Lâm Đồng (Trang 28 - 31)

vững

Hoạt động kinh doanh đƣợc thúc đẩy bằng nhiều động cơ khác nhau, trong đó động cơ kiếm đƣợc nhiều lợi nhuận là động cơ quan trọng nhất.

Tuy nhiên, sẽ chƣa thật đầy đủ nếu chúng ta khẳng định “mọi cuộc kinh doanh đều bị thúc đẩy hoặc dẫn dắt chỉ bằng mục tiêu lợi nhuận và nhà kinh doanh nào cũng chỉ hoạt động vì sự ích kỷ và giàu có của bản thân” bởi vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, động cơ khiến cho các nhà kinh doanh kiếm lợi không chỉ là các nhu cầu sinh lý và bản năng mà nó còn do các nhu cầu cấp cao hơn (hay có tính văn hóa hơn) đó là nhu cầu mong muốn đƣợc xã hội tôn trọng, mong muốn đƣợc tự thể hiện và sáng tạo. Thực tế đã chứng minh, nhiều nhà kinh doanh đã dùng tài sản của mình để đóng góp từ thiện, lập các quỹ phát triển khoa học và công nghệ, các quỹ giáo dục…mà không vì mục đích quảng cáo hay phô trƣơng.

Thứ hai, lợi nhuận dù quan trọng- song không phải vật chuẩn và vật hƣớng dẫn duy nhất đối với hoạt động kinh doanh, vì ngoài lợi nhuận ra còn có pháp luật và văn hóa điều chỉnh.

Từ hai lý do trên, ta thấy kinh doanh và văn hóa có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó, kinh doanh có văn hóa là lối kinh doanh có mục đích và theo phƣơng thức cùng đạt tới cái lợi, cái thiện và cái đẹp, và trái với nó là lối kinh doanh phi văn hóa sẵn sàng chà đạp lên mọi giá trị và không từ bất cứ một thủ đoạn nào để kiếm lời.

Xét từ góc độ kết quả và hiệu quả kinh doanh thì:

Kinh doanh phi văn hóa có thể đạt hiệu quả cao và khiến cho chủ thể kinh doanh giàu có nhanh hơn vì họ tìm mọi cách để trốn tránh pháp luật và vô hiệu hóa sự điều tiết của các chuẩn mực văn hóa, họ gian dối, thất tín, gây ô nhiễm, dùng mọi phƣơng cách để kiếm lời… những kiểu kinh doanh này sẽ không lâu bền vì đó là lối kinh doanh chụp giật, ăn xổi nên nếu bị phát hiện sẽ bị khách hàng tẩy chay, pháp luật trừng trị và cả xã hội lên án.

Kinh doanh có văn hóa không thể giúp chủ thể kinh doanh đạt đƣợc hiệu quả ngay bởi vì nó chú trọng tới việc đầu tƣ lâu dài, việc giữ gìn chữ tín. Tuy nhiên, khi đã qua đƣợc giai đoạn khó khăn thử thách ban đầu thì các nguồn đầu tƣ lâu dài nhƣ nhân lực, công nghệ, tài chính , môi trƣờng và chữ tín, v.v…phát huy tác dụng và chủ thể kinh doanh sẽ có những bƣớc phát triển lâu dài và bền vững.

Ngày nay, khi thông tin trên thị trƣờng đƣợc cập nhật nhanh chóng, chính xác và đầy đủ, khách hàng sẽ đƣợc cung cấp kịp thời các dữ liệu xác thực về các dữ liệu kinh doanh, về doanh nghiệp và hàng hóa của họ thì lối kinh doanh phi văn hóa sẽ mất dần không gian để tồn tại và kinh doanh có văn hóa sẽ là phƣơng thức kinh doanh duy nhất của tƣơng lai.

Tóm lại, chỉ với phƣơng thức kinh doanh có văn hóa mới có thể kết hợp đƣợc hiệu quả cao và phát triển bền vững của chủ thể kinh doanh

1.3.2 Văn hóa kinh doanh là nguồn lực phát triển kinh doanh

Văn hóa kinh doanh là nguồn lực phát triển kinh doanh đƣợc thể hiện thông qua hai nội dung sau:

Thứ nhất, trong tổ chức và quản lý kinh doanh

Vai trò của văn hóa thể hiện ở sự lựa chọn phƣơng thức kinh doanh, sự hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ, về những mối quan hệ giữa ngƣời và ngƣời trong tổ chức; về việc

biết tuân theo các quy tắc và quy luật của thị trƣờng; ở việc phát triển và bảo hộ những hàng hóa có bản sắc văn hóa dân tộc; Ngoài ra văn hóa kinh doanh còn đƣợc thể hiện thông qua việc hƣớng dẫn và định hƣớng tiêu dùng; thông qua chỉ đạo tổ chức, hƣớng dẫn một phong cách có văn hóa trong kinh doanh…Và khi tất cả những yếu tố văn hóa đó kết tinh vào hoạt động kinh doanh tạo thành phương thức kinh doanh có văn hóa- thì đây là một nguồn lực rất quan trọng để phát triển kinh doanh. Điều đó sẽ giúp chủ thể tạo phong cách kinh doanh trung thực và ngay thẳng, đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống, không bao giờ vì lợi ích riêng của một cá nhân hay một nhóm kinh doanh nào mà hy sinh lợi ích của cả cộng đồng quốc gia và xã hội; văn hóa kinh doanh sẽ tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa nhà sản xuất và ngƣời tiêu dùng theo nguyên tắc các bên cùng có lợi; không phải là để diệt trừ nhau: Nguồn lực này sẽ không làm tổn hại đến các truyền thống và tập quán tốt đẹp của ngƣời dân. Ngoài ra, việc sử dụng các nhân tố văn hóa có thể gia tăng giá trị hàng hóa và dịch vụ,

Đặc biệt nếu không có môi trường văn hóa trong sản xuất- kinh doanh tức là không sử dụng các giá trị vật chất và tinh thần vào hoạt động kinh doanh thì không thể sử dụng được các tri thức, kiến thức về kinh doanh và đƣơng nhiên không thể tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, không thể tạo ra hiệu quả và không thể phát triển sản xuất- kinh doanh đƣợc.

Thứ hai, văn hóa trong giao lưu, giao tiếp kinh doanh

Văn hóa kinh doanh hƣớng dẫn toàn bộ hoạt động giao lƣu, giao tiếp trong kinh doanh. Đặc biệt là trong mối quan hệ giữa mua và bán, khi giao tiếp với khách hàng, chúng ta có những lời chào và lời nói tế nhị nhã nhặn và lịch sự, có những dịch vụ hậu mãi thích hợp thì sẽ tạo đƣợc mối quan hệ lâu dài với khách hàng và lúc này văn hóa kinh doanh sẽ thực sự trở thành một nguồn lực vô cùng quan trọng đối với chủ thể kinh doanh trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, trong thái độ với đối tác làm ăn, với đối thủ cạnh tranh mà có văn hóa chúng ta sẽ tạo ra các cơ hội cho sự tồn tại và phát triển lâu dài.

Hơn thế nữa, văn hóa trong giao lƣu giao tiếp kinh doanh còn đƣợc thể hiện thông qua đàm phán, ký kết các hợp đồng thƣơng mại, thông qua việc soạn thảo các thông điệp về nội dung và hình thức quảng cáo…Tất cả các lĩnh vực đó, khi đƣợc thăng hoa lên bởi văn hóa thì sẽ tạo ra nguồn lực tiềm tàng cho chủ thể kinh doanh

Thứ ba, văn hóa trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của chủ thể kinh doanh

Trƣớc hết trách nhiệm xã hội của chủ thể kinh doanh là sự gánh vác tự nguyện những nghĩa vụ, trách nhiệm vƣợt lên trên những trách nhiệm về kinh tế và pháp lý và thỏa mãn đƣợc những mong muốn của xã hội.

Kinh doanh không chỉ chú trọng đến lợi nhuận đơn thuần mà còn phải quan tâm thích đáng đến trách nhiệm xã hội của các chủ thể kinh doanh. Các phúc lợi xã hội mà các chủ thể đƣợc hƣởng đã quy định họ phải có nghĩa vụ đóng góp thỏa đáng cho xã hội. Việc đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc, tham gia hoạt động xã hội từ thiện, tôn trọng những quy phạm đạo đức trong quan hệ xã hội, quan hệ kinh doanh, tôn trọng các giá trị truyền thống là thái độ văn hóa tối thiểu của các chủ thể. Mặt khác trách nhiệm xã hội của các chủ thể kinh doanh còn là việc chi phối từ khâu xây dựng kế hoạch, hình thành chiến lƣợc kinh doanh, chiến lƣợc phát triển đến việc tổ chức kinh doanh và phân phối lợi nhuận, tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Đó chính là tính nhân văn của hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Lâm Đồng (Trang 28 - 31)