Qua tìm hiểu các mô hình thị trường OTC nổi tiếng trên thế giới, chúng ta thấy rằng:
Thứ nhất, mỗi một mô hình ở mỗi thị trường đều có những lợi thế và hạn chế nhất định. Sự khác nhau về tên gọi, cơ chế hoạt động, các quyền lợi và nghĩa vụ tạo ra cho các nhà tạo lập thị trường ở mỗi thị trường những nét đặc trưng khác nhau. Một mô hình thị trường có tính cạnh tranh cao giữa các nhà tạo lập thị trường như NASDAQ đã chứng minh những ưu thế của nó qua quy mô thị trường, quy mô giao dịch, qua tính chất phản ánh tự nhiên giá trị chứng khoán trên thị trường, qua tính thanh khoản. Tuy nhiên một cơ chế cạnh tranh luôn tìm ẩn những hành vi tiêu cực có thể của chính các nhà tạo lập thị trường, hoặc cũng có thể là từ các mánh khóe của các nhà đầu tư nắm được những thông tin mang tính chất nội gián mà nhà tạo lập thị trường không nắm được, điều này làm tăng rủi ro đối với các chứng khoán “trong kho” của nhà tạo lập thị trường.
Thứ hai, với thị trường như NYSE, các nhà tạo lập thị trường hầu như
không gặp phải rủi ro như các nhà tạo lập thị trường ở NASDAQ. Họ là người duy nhất nắm toàn bộ thông tin về duy nhất một loại chứng khoán. Tuy nhiên mô hình này chỉ phù hợp với thị trường mà tất cả chứng khoán đều có chất lượng cao, được
giao dịch mạnh với khối lượng lớn, nếu không sẽ không công bằng cho những chuyên gia nhận tạo lập thị trường cho những loại chứng khoán kém chất lượng, và theo đó là kém thanh khoản.
Thứ ba, mô hình thị trường với sàn điện tử đấu lệnh tập trung đã không còn
tồn tại kể từ năm 2001, điều này chứng tỏ nó có những điểm không phù hợp với sự phát triển của TTCK. Trái lại mô hình tạo lập thị trường phi tập trung trên sàn điện tử đấu lệnh như Euronext hiện đang là một xu thế mới và được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên đây lại là một mô hình tương đối linh động, mỗi thị trường có thể áp dụng theo các hình thức khác nhau với cơ chế hoạt động của nhà tạo lập thị trường có những điểm khác nhau nhất định.
Thứ tư, tuy không niêm yết trên sàn tập trung nhưng các chứng khoán muốn
được giao dịch trên OTC cũng phải đáp ứng được những tiêu chí nhất định về thời gian thành lập công ty, tổng giá trị tài sản công ty, vốn và lợi nhuận, số cổ phiếu do công chúng nắm giữ, số lượng cổ đông, số lượng các nhà tạo lập thị trường… và các tiêu chí khác.
Như vậy, để phát triển và hoàn thiện thị trường UPCoM cho Việt Nam với mục tiêu thu hẹp thị trường mở và tiến tới xây dựng thị trường OTC hiện đại, chúng ta cần chú ý một sốđiểm sau:
Thứ nhất, mô hình tổ chức hệ thống giao dịch ở thị trường UPCoM nên được trang bị hệ thống giao dịch tự động với sự ứng dụng của công nghệ thông tin hiện đại, hay nói cách khác chúng ta phải xây dựng một hệ thống giao dịch điện tử hiện đại có quy mô giao dịch qua mạng diện rộng để có thể liên kết tất cả các thành viên thị trường trên cả nước, qua đó các thành viên và nhà đầu tư đều có thể truy cập hệ thống, kết nối thông tin nhanh chóng. Điều này một mặt giúp chúng ta có thể tổ chức và điều hành nhiều loại thị trường giao dịch với nhiều hình thức giao dịch khác nhau, mặc khác sẽ hạn chế tối đa tình trạng sai lệch thông tin - một trong những nguyên nhân chủ yếu làm thiệt hại đến nhà đầu tư.
Thứ hai, thị trường UPCoM đòi hỏi nhà tạo lập thị trường đóng vai trò chủ
thị trường UPCoM chúng ta phải xây dựng hệ thống các nhà tạo lập thị trường vừa chuyên nghiệp vừa hiện đại theo hướng xây dựng và phát triển các CTCK trở thành các nhà tạo lập thị trường. Để trở thành nhà tạo lập thị trường đúng nghĩa, thực hiện được vai trò mà thị trường yêu cầu, các CTCK phải không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực tài chính cũng như năng lực hoạt động. Đây chính là điều kiện cần thiết và quan trọng để tiến tới xây dựng một TTCK phi tập trung hiện đại trong tương lai.
Thứ ba, thị trường UPCoM thu hút nhà đầu tư không chỉ qua cơ chế giao
dịch, qua số lượng mà còn phụ thuộc vào chất lượng của các công ty đăng ký giao dịch. Vì vậy để thị trường UPCoM đạt được mục tiêu đề ra, chúng ta cần xây dựng những tiêu chí cụ thể đối với các công ty đăng ký giao dịch trên UPCoM. Điều này giúp thị trường UPCoM không chỉ thu hút được nhà đầu tư mà còn thu hút được các doanh nghiệp có uy tín đăng ký giao dịch.
Kết luận chương 1
Những nội dung cơ bản về thị trường OTC như khái niệm, phương thức hoạt động, vai trò, những điểm giống và khác nhau giữa thị trường OTC với TTCK tập trung và thị trường tự do; việc tìm hiểu về cơ chế vận hành, mục tiêu của thị trường UPCoM để tìm ra những điểm khác biệt giữa thị trường UPCoM và OTC cũng như việc nghiên cứu mô hình thị trường OTC của một số nước trên thế giới giúp chúng ta có một cái nhìn tương đối và rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển thị trường UPCoM ở Việt Nam.
Việc xây dựng và phát triển thị trường UPCoM trên nền tảng thị trường OTC đặt dưới sự quản lý của Nhà nước là điều cần thiết và phù hợp với điều kiện thực tế kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam. Việc ra đời thị trường UPCoM không chỉ mang ý nghĩa về tổ chức thị trường, mà còn là định hướng ổn định và thu hẹp thị trường tự do vốn đang nảy sinh rất nhiều vướng mắc và xung đột lợi ích, tạo cơ hội giao dịch chứng khoán minh bạch, công khai cho công chúng đầu tư và cơ hội huy động vốn hiệu quả cho các công ty đại chúng. Đồng thời hướng tới xây dựng một thị trường OTC hiện đại.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG UPCoM VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG,