Đánh giá chung về hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nộ

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường UPCoM ở Việt Nam (Trang 54 - 56)

chế Công bố thông tin tại SGDCK Hà Nội thay thế Quyết định số 322/QĐ- TTGDHN ngày 9/11/2007 về việc ban hành Quy chế công bố thông tin trên TTGDCK Hà Nội.

Hiện nay, công tác tổ chức, công bố thông tin tại SGDCK Hà Nội đã được thực hiện theo đúng quy định và yêu cầu các tổ chức tham gia thị trường phải chỉ định người phụ trách công bố thông tin. Việc quản lý công bố thông tin của toàn thị trường đã đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiệu quả, kịp thời.

SGDCK Hà Nội tiến hành công bố thông tin giao dịch tức thời, thông tin giao dịch của mỗi ngày giao dịch, công bố các thông tin định kỳ, bất thường theo yêu cầu của các tổ chức tham gia thị trường. Các thông tin này được công bố trên các phương tiện: Website của HNX, bản tin thị trường hàng ngày, các trạm đầu cuối tại CTCK và liên kết phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng.

2.2.2.3. Đánh giá chung v hot động ca S Giao dch Chng khoán Hà Ni Ni

Sự ra đời của SGDCK Hà Nội đã đánh dấu một bước tiến trong quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thống tổ chức của TTCK, góp phần vào quá trình hoàn thiện hệ thống thể chế thị trường tài chính Việt Nam. Đặc biệt việc thành lập thị trường UPCoM đặt dưới sự quản lý của SGDCK Hà Nội được xem là bước thử nghiệm cần thiết trước khi chúng ta hội đủ các điều kiện để thiết lập TTCK phi tập trung với sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường, hoạt động theo mô hình như thông lệ quốc tế.

Sự ra đời của SGDCK Hà Nội và việc thành lập thị trường UPCoM bước đầu đã đạt được một số đóng góp chính như sau:

Một là, đã góp phần hỗ trợ tích cực cho tiến trình cổ phần hoá DNNN và gắn

kết giữa cổ phần hoá với niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK. Thực hiện cơ chế đấu giá bán cổ phần DNNN cổ phần hóa, bán bớt cổ phần nhà nước nắm giữ một cách công khai, minh bạch trên cơ sở cung cấp cho công chúng đầu tư đầy đủ thông tin về doanh nghiệp để tham dự đấu giá, khắc phục được tình trạng cổ phần hoá

khép kín trong nội bộ như trước đây gây thất thu cho ngân sách Nhà nước và làm thiệt hại cho nhà đầu tư. Quá trình đấu giá được thực hiện công khai, người đầu tư tham gia nhiều hơn, giá trị doanh nghiệp được xác định một cách khách quan theo hướng thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích của các tổ chức, cá nhân đầu tư, doanh nghiệp cổ phần hoá và tài sản nhà nước trong doanh nghiệp. Qua đó doanh nghiệp được tiếp cận với TTCK ngay từ đầu, hiểu được những lợi ích và những cơ hội do TTCK mang lại.

Hai là, với cơ chế đăng ký giao dịch và thủ tục chấp thuận do SGDCK Hà

Nội quyết định, hệ thống giao dịch khá linh hoạt, SGDCK Hà Nội mở ra cơ hội để các doanh nghiệp chưa niêm yết có điều kiện đăng ký giao dịch, thu hẹp thị trường cổ phiếu tự do và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia huy động vốn thông qua hoạt động phát hành chứng khoán trên TTCK tập trung. Thị trường này là kênh huy động vốn hữu hiệu để các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ cho kế hoạch kinh doanh của mình. Đây là một bước chuẩn bị để tiến tới xây dựng một thị trường OTC hiện đại trong thời gian tới.

SGDCK Hà Nội ra đời là nơi mở ra nhiều cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư bên cạnh việc đầu tư các chứng khoán niêm yết chính thức tại SGDCK TP.HCM.

Bên cạnh những đóng góp tích cực của SGDCK Hà Nội cho sự phát triển và tăng trưởng của TTCK Việt Nam nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung thì SGDCK Hà Nội vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định:

Một là, SGDCK Hà Nội được tổ chức với phương châm trở thành một khu vực chung cho các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, nhưng thực tế trên thị trường hầu hết vẫn chỉ có các doanh nghiệp lớn tham gia, số lượng tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ cả về số lượng cũng như quy mô giao dịch trên thị trường.

Hai là, hầu hết các công ty đăng ký giao dịch trên thị trường này là các

DNNN cổ phần hóa nên tỷ lệ vốn thuộc sở hữu Nhà nước còn khá cao do đó khối lượng cổ phiếu thực sự đưa vào giao dịch còn thấp.

Ba là, quản lý Nhà nước về TTCK Hà Nội còn nhiều khó khăn, bất cập do hệ

thống pháp lý thị trường chưa hoàn chỉnh, các chính sách khuyến khích đối tượng tham gia thị trường (thuế, phí,…) chưa thống nhất và chưa thực sự phát huy tác dụng.

Bốn là, hiện nay vẫn chưa xây dựng và hình thành được hệ thống các nhà tạo

lập thị trường chuyên nghiệp, một nhân tố quan trọng của TTCK phi tập trung nên các chứng khoán giao dịch trên thị trường chưa thực sự sôi động và chưa có tính thanh khoản cao. Việc vắng bóng các nhà tạo lập thị trường là một trong những nguyên nhân cơ bản kiềm hãm sự phát triển của TTCK trong thời gian qua. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những mặt tiêu cực trong giao dịch chứng khoán trên TTCK phi tập trung ở Việt Nam hiện nay như hiện tượng bất cân xứng thông tin, cổ đông lớn ép cổ đông nhỏ, mua bán theo bầy đàn, điển hình là giao dịch của những cổ phiếu OTC trong năm 2006, có những cổ phiếu của các ngân hàng hay CTCK mới thành lập chưa hoạt động nhưng đã bán gấp 10 lần mệnh giá …

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường UPCoM ở Việt Nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)