Nâng cao vai trò của NHNN trong việc kiểm soát lạm phát

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng NNo&PTNT Ninh Thuận (Trang 69 - 71)

Nhưđã nói ở phần trên, nhiệm vụ điều hành chính sách của NHNN có mục tiêu bao trùm là kiểm soát được lạm phát, đảm bảo an toàn trong hệ thống ngân hàng và tạo dựng môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện được

điều này, thì NHNN cần phải thực hiện như sau:

- Tăng cường sự phối hợp và thống nhất giữa các bộ phận trong NHNN về việc điều hành chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, đặc biệt là các công cụ gián tiếp mà chủ đạo là nghiệp vụ thị trường mở.

- Đổi mới một cách căn bản công tác thống kê, dự báo và xây dựng chính sách tiền tệ hàng năm nhằm phân tích, dự báo và lượng hóa các mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Song song đó, nghiên cứu hình thành cơ chế

truyền tải tác động từ các công cụ của chính sách tiền tệ, đặc biệt là lạm phát.

Trang 57

hơn nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế và tiếp tục thực hiện việc đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa các giao dịch vãng lai và kiểm soát có chọn lọc các giao dịch vốn. Loại bỏ dần những hạn chế bất hợp lý về mua, bán và sử dụng ngoại tệ, giảm dần tình trạng đô la hóa, cho phép các tổ chức và cá nhân tham gia rộng rãi hơn vào các giao dịch hối đoái, kể cả các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ.

- Tiếp tục thực hiện chính sách lãi suất đồng Việt Nam theo nguyên tắc thị trường, nghiên cứu lựa chọn lãi suất chủ đạo của NHNN để định hướng và điều tiết lãi suất thị trường. Đổi mới cơ chếđiều hành tỷ giá theo hướng tự

do hóa có kiểm soát và gắn với đồng ngoại tệ mạnh, đồng thời kết hợp chặt chẽ với

điều hành lãi suất. Xây dựng đề án đổi mới cơ chếđiều hành tỷ giá và lãi suất (nội tệ và ngoại tệ).

- Phát triển thị trường tiền tệ và đa dạng hóa hệ thống sản phẩm (nhất là sản phẩm phái sinh và các công cụ phòng ngừa rủi ro), phương thức giao dịch tiên tiến và được tổ chức, quản lý theo thông lệ quốc tế. Phát triển thị trường đấu thầu trái phiếu chính phủ, thị trường mở; tăng cường sự liên kết giữa các thị trường tiền tệ bộ phận; giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán.

- Đi sâu vào các biện pháp cụ thể, có thể áp dụng một số biện pháp nhìn từ chức năng của NHNN như sau:

+ Rút tiền từ trong lưu thông về ngân hàng Trung ương. Có thể

thực hiện điều này thông qua thực hiện bằng các phiên chào bán trái phiếu, tín phiếu Chính phủ trên thị trường mở, tiếp tục tăng dự trữ bắt buộc,…Đây là những biện pháp cơ bản trong việc kiểm soát tỷ giá mà các ngân hàng Trung ương các nước thường áp dụng.

+ Nếu ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát thì tất yếu mục tiêu ổn

định tỷ giá không được đảm bảo, do đó phải chấp nhận chính sách thả nổi có kiểm soát tỷ giá. Tuy nhiên, NHNN phải duy trì một cơ chế ngoại hối thích hợp, đó là: các NHTM mua ngoại tệ của NHNN và dùng ngoại tệ của chính mình bán cho các doanh nghiệp nhập khẩu để các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, trung hòa với phần nội tệđang có trong lưu thông nhưng không nằm ở các NHTM.

Trang 58

+ Xây dựng chính sách thúc đẩy việc hút tiền khỏi lưu thông qua kênh trái phiếu ngoại tệ trong nước. Theo đó, cho phép không chỉ Chính phủ thực hiện việc phát hành trái phiếu ngoại tệ mà các doanh nghiệp, các Tập đoàn kinh tế

có uy tín, có nhu cầu ngoại tệ chính đáng cũng được phép phát hành để huy động ngoại tệ trôi nổi trong nền kinh tế và cả các ngoại tệ được coi là thừa trong các NHTM. Đến lượt nó và là mục tiêu quan trọng hơn, các trái phiếu này hoàn toàn có thể và được phép trở thành tài sản thế chấp rất an toàn để các doanh nghiệp vay nội tệ tại NHTM, hoặc để NHTM được sử dụng xin tái cấp vốn nội tệ tại NHNN khi cần.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng NNo&PTNT Ninh Thuận (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)