Tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua phát triển sản phẩm dịch vụ để chiếm lĩnh thị phần, tăng lợi nhuận. Các sản phẩm dịch vụ này phải được thực hiện thành một chiến lược kiên quyết, triệt để, trên cơ sở xem xét các thế
mạnh cũng nhưđiểm yếu của các NHTM trong nước trong tương quan so sánh với NHTM nước ngoài. Bên cạnh đó, tạo được sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng là hết sức quan trọng để làm cơ sở cho ngân hàng đưa ra những sản phẩm mới đến với khách hàng, từ đó mở rộng thị phần. Việc phát triển các sản phẩm mới không loại trừ sản phẩm dịch vụ là thế mạnh của NHTM nước ngoài tại nước sở tại nhưng NHTM trong nước có thể tận dụng lợi thế đi trước và sự am hiểu truyền thống, tập quán văn hóa xã hội của quốc gia để phát triển các dịch vụ này như một thế mạnh cạnh tranh.
Ngoài ra, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước, các Ngân hàng Thương mại Việt Nam đã xây dựng đề
án “Cổ phần hoá ngân hàng của mình”.
Năng lực tài chính của NHTM không chỉ là nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của NHTM mà còn là khả năng khai thác, quản lý và sử
dụng các nguồn lực đó phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. Hiện nay năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam rất nhỏ bé. Theo báo cáo của Vụ chiến lược
Trang 59
phát triển ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy: Các NHTM Nhà nước chiếm 76% tổng nguồn vốn huy động và 73,5% tổng dư nợ cho vay của toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam nhưng chỉ đạt tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản rủi ro trung bình (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) thấp hơn 8% trong khi thông lệ quốc tế yêu cầu tối thiểu phải đạt là 8% (2008). Đề án cổ phần hoá đã nêu rõ cổ phần hoá là phương án khả thi để Ngân hàng thương mại Việt Nam tăng nhanh năng lực tài chính, đạt hệ số an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn quốc tế. Năng lực tài chính của NHTM không những thể hiện sức mạnh tài chính hiện tại của NHTM mà còn thể hiện sức mạnh tài chính tiềm năng, triển vọng và xu hướng phát triển trong tương lai của NHTM đó. Năng lực tài chính của NHTM được hiểu là khả năng của NHTM trong việc đáp ứng, xử lí các vấn đề phát sinh trong hoạt
động kinh doanh thể hiện qua các chỉ tiêu, giới hạn an toàn hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng kiểm soát rủi ro, kiểm soát và xử lí nợ xấu…Năng lực tài chính tốt cho phép NHTM xử lí các rủi ro hoạt động của mình trong phạm vi vốn tự có và dự phòng rủi ro trích được mà không cần dùng đến vốn huy động bên ngoài.
Với ý nghĩa đó, năng lực tài chính của NHTM cần được đánh giá trên các chỉ
tiêu: Vốn tự có; Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR); Lợi nhuận trên vốn tự có (ROE); Lợi nhuận trên tài sản có (ROA); Nợ quá hạn; Nợ quá hạn ròng. Do đó để đạt được mục tiêu nâng cao năng lực tài chính của các NHTM cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, Xây dựng đề án nâng cao năng lực tài chính của các NHTM.
Thứ hai, Ban hành hướng dẫn đầy đủ các qui định, cơ chế cần thiết để các NHTM có thể thực hiện tăng vốn tự có theo các nội dung đã qui định tại quyết định 457.
Thứ ba, Quán triệt nhận thức nâng cao năng lực tài chính không đơn thuần là bổ sung vốn tự có và xử lí nợ xấu mà phải hiểu nâng cao năng lực tài chính thực chất là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.
Thứ tư, Xây dựng các chuẩn mực và cơ sở để quản lí, kiểm soát và xử lí nợ
Trang 60
Thứ năm, Nghiên cứu để xây dựng và triển khai đề án cổ phần hoá NHTM nhà nước.