Mô hình hai khoảng cách (“Two-gap” model)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam (Trang 25 - 26)

Mô hình hai khoảng cách do nhà kinh tế học Hollis Chenery công bố vào năm 1962. Theo mô hình này cho rằng nếu như tỷ lệ đầu tư cần cho sự tăng trưởng là một tỷ lệ cố định thì sự thiếu hụt đầu tư là hạn chế chính đối với tăng trưởng. Các nước đang phát triển thường thiếu máy móc thiết bị và các loại nguyên liệu không có trong nước hoặc không tự chế biến trong nước nên cần vốn để nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi nguồn dự trữ ngoại tệ hạn hẹp và khả năng xuất khẩu còn yếu kém không đảm bảo cho nhu cầu nhập khẩu đã trở ngại cho sự tăng trưởng. Khoảng cách giữa đầu tư và tiết kiệm (thiếu hụt tiết kiệm) và khoảng cách giữa lượng ngoại tệ xuất khẩu và lượng ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu (thiếu hụt thương mại).

Mô hình hai khoảng cách cho rằng nếu muốn đạt được tỷ lệ tăng trưởng dự kiến thì phải thu hút dòng vốn từ nước ngoài lấp đầy các khoảng cách trên. Một nền kinh tế có nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất, giả sử tỷ lệ nhu cầu nhập khẩu không đổi so với sản lượng trong nước. Ta có công thức:

g = i.m

Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng i là tỷ lệ nhập khẩu

m là sản lượng gia tăng trên một đơn vị nhập khẩu gia tăng

Với tốc độ tăng trưởng mong muốn g* và m không đổi. Tỷ lệ nhập khẩu cần thiết là i* = g*/m. Khoảng cách giữa tỷ lệ nhập khẩu cần thiết với tỷ lệ nhập khẩu có được là (i* - i). khả năng nhập khẩu do xuất khẩu quyết định nên khoảng cách này gọi là khoảng cách xuất- nhập khẩu hay khoảng cách ngoại hối.

Nếu khoảng cách xuất nhập khẩu lớn hơn khoảng cách đầu tư tiết kiệm thì tăng trưởng bị hạn chế bởi thiếu hụt thương mại. Nếu không có sự bổ sung từ bên ngoài thì một phần tiết kiệm trong nước không phát huy tác dụng. Nghĩa là: (i* - i) > (s*- s) => (i* - i).m > (s*-s)/k

=> g* - (i.m) > g* - (s/k) => i.m < s/k

Khoảng cách xuất nhập khẩu lớn hơn khoảng cách tiết kiệm trong nước và không được lấp đầy thì tốc độ tăng trưởng thực tế không được xác định bởi (s/k) mà được xác định bởi tỷ lệ thấp hơn (i.m). Để đạt được tốc độ tăng trưởng mục tiêu thì khoảng cách của hai khoảng cách chính phải được lấp đầy. Các nước đang phát triển sử dụng nguồn lực viện trợ nước ngoài để lấp đầy các khoảng cách để thúc đẩy kinh tế phát triển.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)