Những nhà tài trợ lớn và thường xuyên có mặt ở Việt Nam là Nhật Bản, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Pháp, Liên Hiệp Quốc, Thụy Điển, Vương Quốc Anh, Quỹ tiền Tệ Quốc Tế, Ủy Ban Châu Âu (Hình 2.4). Mỗi nhà tài trợ có mối quan tâm và danh mục chương trình, dự án khác nhau.
Nhật Bản là nhà viện trợ lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 30% tổng cam kết của các nước cho Việt Nam. Hiện nay, viện trợ của Nhật Bản cho các nước bị sụt giảm do nền kinh tế Nhật gặp khó khăn của suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước được nhận viện trợ nhiều vốn của Nhật Bản. Chính sách của Nhật Bản về cung cấp ODA cho Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực sau:
* Thúc đẩy tăng trưởng bao gồm các lĩnh vực: Cải thiện môi trường đầu tư; Giao thông; Năng lượng điện, Phát triển nguồn nhân lực; cải cách kinh tế bao gồm cả cải cách doanh nghiệp nhà nước; Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
* Cải thiện mức sống và điều kiện xã hội bao gồm: Giáo dục;Y tế; Phát triển đô thị; Phát triển nông thôn; Bảo vệ môi trường.
* Tăng cường thể chế bao gồm các lĩnh vực: Cải thiện hệ thống pháp luật và cải cách hành chính.
Hình2.3 Nhà tài trợ có mức giải ngân lớn nhất giai đoạn 1993-2008 ODA(triệu USD) - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 WB ADB Pháp IMF EC Hà L an Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư.
Ngân Hàng Thế Giới (WB). Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã và đang nhận được sự hỗ trợ của WB, một trong những định chế tài chính lớn nhất thế giới thường cung cấp vốn và tri thức cho các nước đang phát triển để hỗ trợ cho công cuộc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống người dân. Thông qua việc sử dụng nguồn vốn ưu đãi, viện trợ không hoàn lại của WB, Chính phủ Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chặt chẽ với WB nhằm giải quyết các thách thức trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
WB nối lại hoạt động của mình tại Việt Nam từ tháng 09 năm 1993, thông qua Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) là kênh cung cấp nguồn vốn cho vay ưu đãi của WB. Cho đến nay, Ngân hàng thế giới đã cam kết tài trợ cho Việt Nam trên 7,2 tỷ USD và đã góp phần phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. WB quan tâm dành vốn ODA cho Việt Nam vào các chương trình dự án thuộc lĩnh vực phát triển nông thôn, năng lượng, giao
thông, phát triển đô thị, giáo dục, y tế và cải cách ngành tài chính. Việt Nam hiện nay đã trở thành một trong những nước trong khu vực hưởng thụ lớn từ nguồn ưu đãi của WB.
Các nhà tài trợ lớn khác: Ngân hàng phát triển Châu Á tập trung chủ yếu hỗ trợ thể chế và khu vực tư nhân; các nhà tài trợ cùng chí hướng khác như Pháp, Anh, Thụy Điển , Hà Lan thường chọn các dự án nhỏ cho các lĩnh vực phát triển con người, quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển nông thôn.