Cơ cấu vốnODA theo ngành, lĩnh vực

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam (Trang 39 - 41)

1993-2008

Cơ cấu phân bổ vốn ODA theo ngành và lĩnh vực trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực đầu tư cần lượng vốn lớn như: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông chiếm 28,06%, đứng thứ nhì là lĩnh vực năng lượng và công nghiệp chiếm 21,78%. Còn lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xóa đói giảm nghèo là 15,66%. Cấp nước và vệ sinh chiếm 9,17%, Y tế và giáo dục 8,9%, môi trường và khoa học kỹ thuật chiếm 3,32% và phần còn lại thuộc các ngành khác (Xem hình 2.4)

Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông là lĩnh vực thu hút lượng vốn ODA cao nhất trong giai đoạn này, với tổng số tiền khoảng 9,88 tỷ USD. Việt Nam đã sử dụng lượng vốn này cho việc cải thiện và xây dựng các dự án giao thông quan trọng bao gồm đường bộ, đường thủy, hàng không. Các dự án đã và đang xây dựng như: Quốc lộ 1A, hầm đèo Hải Vân, cầu Cần Thơ, xa lộ Đông Tây thành phố Hồ Chí Minh, nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Tiên Sa…Hệ thống thông tin liên lạc, như điện thoại, internet được phát triển về vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện cho việc thu hút nguồn lực cho sự phát triển kinh tế cho các địa phương cũng như thu hút đầu tư nước ngoài.

Hình2.4 Cơ cu vn ODA theo ngành, lĩnh vc t năm 1993-2008 15,66% 21,78% 28,06% 9,17% 8,90% 3,32% 13,11%

Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo Năng lượng và công nghiệp

Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông Cấp, thoát nước và phát triển đô thị Y tế, giáo dục đào tạo

Môi trường, khoa học kỹ thuật Các ngành khác

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư.

Năng lượng và công nghiệp: thời gian qua lĩnh vực này thu hút được 7,6 tỷ USD. Vốn này tập trung vào các dự án có nhu cầu vốn lớn như: các nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Phả Lại, các nhà máy thủy điện Đại Ninh, Đa Mi…Trong khi nguồn đầu tư của nhà nước còn hạn hẹp, các dự án này có vốn đầu tư ban đầu lớn và tốc độ thu hồi vốn chậm chưa hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân, nên nguồn vốn ODA rất quan trọng cho việc đầu tư vào các lĩnh vực này, đểđảm bảo nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của nền kinh tế.

Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xóa đóa giảm nghèo. Các chương trình dự án sử dụng vốn ODA giai đoạn 1993-2008 ký kết được khoảng 5.5 tỷ đồng. Nguồn vốn này tập trung cho các dự án giảm nghèo, cải thiện đời sống vùng sâu vùng xa, phát triển giao thông nông thôn cho các tỉnh vùng núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung, các dự án thủy lợi khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cấp thoát nước và phát triển đô thị: Vốn ODA tập trung cho các thành phố như thành phố Hồ Chi Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… xây dựng hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn, nước thải sinh hoạt.

Y tế, giáo dục, môi trường, khoa học kỹ thuật: là lĩnh vực ưu tiên thu hút vốn ODA trong thời gian vừa qua, nhất là vốn ODA không hoàn lại, và đã ký kết được 4.3 tỷ USD.

Lĩnh vực y tế sử dụng vốn ODA để đầu tư xây dựng bệnh viện và mua trang thiết bị cho từ trạm y tế cấp xã đến các bệnh viện tuyến tỉnh, các trung tâm truyền máu học, trung tâm sản xuất kháng sinh; các dự án kế hoạch hóa gia đình; phòng chống các bệnh truyền nhiễm HIV/AIDS, lao, sốt rét.

Lĩnh vực giáo dục, ODA hỗ trợ cho chương trình cải cách giáo dục các cấp, đào tạo giáo dục, nâng cao năng lực quản lý, cấp học bổng đào tạo ở nước ngoài.

Nhiều nhà tài trợ cung cấp vốn ODA cho Việt Nam thực hiện các dự án bảo vệ môi trường, phủ xanh đồi trọc, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh, rừng sinh quyển, các khu bảo tồn thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam (Trang 39 - 41)