Nâng cao tính độc lập của ban Quản lý dự án

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam (Trang 68 - 69)

Để nâng cao tính độc lập giữa Ban quản lý dự án với Chủ đầu tư, trong quy chế quản lý và sử dụng vốn ODA nên quy định rõ “chủ đầu tư phải thuê Ban quản lý từ những tổ chức độc lập chuyên nghiệp” và dần chuyển các Ban quản lý dự án sang mô hình của tổ chức hoạt động theo luật doanh nghiệp. Điều này có các tác dụng sau:

* Giải quyết tình trạng khép kín trong đầu tư, tránh tình tranh “ vừa đá bóng, vừa thổi còi” và trình trạng không rõ quyền hạn và trách nhiệm giữa Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án vì hầu hết nhân sự trong Ban quản lý dự án là “người nhà” của Chủ đầu tư;

* Ban quản lý quan hệ với Chủ đầu tư theo hợp đồng hai bên đã ký kết, điều này sẽ làm rõ trách nhiệm và quyền lợi giữa hai bên.

* Giải quyết được bài toán nhân sự cho các Ban quản lý hiện nay như: Kinh nghiệm quản lý hạn chế, tình trạng kiêm nhiệm nhiều, giảm sự cồng kềnh của các cơ quan chủ quản. Sau khi dự án hoàn thành, không có các dự án tiếp tục thì Ban quản lý phải giải tán thì chủ đầu tư phải giải quyết cho lượng nhân sự dôi ra. Cũng chính sự không ổn định đó là nguyên nhân Chủ đầu tư rất khó thu hút nhân sự có chất lượng.

* Sự cạnh giữa các tổ chức độc lập thu hút được nhân sự trong mọi tầng lớp nhân dân; và hơn nữa, họ cũng có thể thuê các chuyên gia nước ngoài bổ sung cho độ ngũ nhân sựđể cạnh tranh với các đơn vị khác.

* Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý nhanh chóng để triển khai nhanh dự án thông qua đấu thầu chọn đơn vị phù hợp nhất. Tránh tình trạng chủ đầu tư phải có thời gian để tuyển và đào tạo nhân sự cho Ban quản lý.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)