Một số rủi ro cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí (Trang 72 - 78)

4. Phương pháp nghiên cứ u

2.3.3. Một số rủi ro cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

a) Rủi ro thị trường.

Giá dầu thế giới giảm khiến cho giá thuê giàn khoan cũng “tụt dốc” theo. Giá cho thuê giàn khoan hiện nay trong khu vực Đông Nam Á giảm chỉ còn 120.000 đến 130.000USD/ngày thay vì 200.000 đến 250.000 USD/ngày vào cuối năm 2008. Riêng đối với thị trường Việt Nam, giá cho thuê giàn hiện nay có phần cao hơn, đạt 130.000 đến 150.000 USD/ngày.

Khi giá dầu tăng lên thì giá cho thuê giàn khoan cũng tăng theo. Tuy nhiên đã ký kết hợp đồng với các khách hàng rồi, nên khó thay đổi giá cho thuê giàn , phải mất ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm mới điều chỉnh giá cho thuê giàn khoan được. Điều này khiến cho lợi nhuận của PVD trong mảng hoạt động này giảm mạnh. Nếu giá dầu không ổn định tình hình kinh doanh của Công ty sẽ bịảnh hưởng rất nhiều.

Ngoài ra, những yếu tố khác như công nghệ giàn khoan, hiệu suất sử dụng giàn khoan, chiến dịch hoạt động khoan của nhà thầu dầu...cũng là những yếu tố quan trọng quyết định giá cho thuê giàn khoan.

Sự mất cân đối giữa cung và cầu và cạnh tranh ngày càng gay gắt: Tỷ suất hoạt

động của các giàn khoan tự nâng trên thế giới vào đầu năm 2010 xuống mức rất thấp, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á vào tháng 5/2010 chỉ đạt trên 80% công suất.

Năm 2010 cũng là năm mà các giàn đóng mới được giao rất nhiều. Những giàn nhàn rỗi chịu chi phí bảo trì rất lớn, nên việc cạnh tranh lấy hợp đồng giữa các nhà cung cấp giàn khoan rất khốc liệt. Do PVD là nhà thầu duy nhất của Việt Nam hoạt

động trong lĩnh vực khoan và dịch vụ khoan dầu khí nên sự cạnh tranh chủ yếu từ

các nhà thầu nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

b) Rủi ro riêng của doanh nghiệp.

• Rủi ro về tỷ giá hối đoái: Để tài trợ cho việc đóng mới các giàn khoan, PVD hiện đang gánh chịu một khoản nợ khổng lồ bằng ngoại tệ (300 triệu USD). Rủi ro lớn nhất trong lĩnh vực này là việc trích lập dự phòng chênh lệch tỷ giá theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo chuẩn mực VAS10, PVD phải đánh giá chênh lệch tỷ giá cho số dư nợ ngoại tệ dài hạn của Tổng Công ty.

Rủi ro từ việc đi thuê giàn ngoài: PVD chỉ thuê được giàn trong ngắn hạn từ

nước ngoài để mang cho thuê lại. Tuy đóng góp vào lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng số lợi nhuận này không đảm bảo bền vững do còn phụ thuộc vào số hợp

đồng đi thuê ký kết được với đối tác và thời gian được thuê.

PVD hiện vẫn đang thiếu hụt nhân viên kỹ thuật thạo nghề nên buộc phải thuê các chuyên gia nước ngoài vận hành giàn khoan. Vướng mắc về nguồn nhân lực này có thể làm hạn chế khả năng cung cấp các dịch vụ công nghệ cao và làm giảm lợi thế cạnh tranh của công ty so với các đối thủ trong ngành.

Các sự cố kĩ thuật, cháy nổ: đây là rủi ro lớn nhất của các nhà thầu giàn khoan do mỗi khi có sự cố, thời gian tạm dừng hoạt động lâu làm thiệt hại và phải cần rất nhiều công sức, nhiều công nghệ hiện đại để sửa chữa giàn.

Tóm tắt chương 2: Chương này tác giả giới thiệu tổng quát về Tổng Công ty PVD, đồng thời đưa ra những cơ hội cũng như thách thức của Tổng Công ty PVD trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Dựa theo nền tảng cơ sở lý luận của chương trước, Tác giả nêu thực trạng tất cả các mặt trong hoạt động kinh doanh của PVD như: đầu tư, marketing, tài chính kế toán, tổ chức bộ máy và nhân sự, đánh giá hiệu quả tài chính, hiệu quả xã hội (thời gian từ năm 2006 đến năm 2010).

Đồng thời trong chương này, Tác giả cũng đánh giá những nhân tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của PVD như:

+ Đối thủ cạnh tranh: khoa học công nghệ và trình độ tay nghề chưa cao của cán bộ công nhân viên là những yếu tố làm cho việc cạnh tranh giảm, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh.

+ Nhân tố về kinh tế: lạm phát và biến động tỷ giá hối đoái là 2 yếu tố ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận.

+ Văn hoá xã hội: chưa tăng cường đầu tư tìm hiểu văn hoá các đối tác để tăng thêm hợp đồng cung cấp dịch vụ, tăng doanh thu.

+ Công nghệ kỹ thuật: tồn tại giàn khoan không hiệu quả, chưa xúc tiến nhanh việc đầu tư giàn khoan mới điều này làm cho chi phí cao, doanh thu chưa cao.

+ Công tác Marketing trong nước chưa hiệu quả và còn chưa phát triền mạnh ra nước ngoài.

+ Khả năng tổ chức quản lý và nguồn nhân lực: việc cơ cấu nhân sự chưa hợp lý, tình trạng chảy máu chất xám, chính sách lương thưởng chưa phù hợp cũng làm cho hiệu quả kinh doanh giảm.

Ngoài ra chính sách phân tích, né tránh và hạn chế rủi ro chưa phát huy tốt tác dụng, chính sách quản lý tài sản, cơ cấu lại tài sản, giảm chi phí, công tác đầu tư

mới còn chưa tốt cũng là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh.

Để có thể đương đầu với những thách thức, duy trì vị thế hiện tại và không ngừng phát triển, Tác giả đưa ra một số giải pháp (dựa trên những phân tích từ

chương 2) giúp cho PVD nâng cao được hiệu quả kinh doanh và phát triển một cách bền vững trong thời gian sắp tới. Những giải pháp cụ thể được trình bày ở

Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ

Là một doanh nghiệp khoan hàng đầu tại Việt Nam thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam. Tổng Công Cổ Phần Ty Khoan Và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí phải thể hiện vai trò chủ đạo của mình trong lãnh vực khoan và dịch vụ khoan. Do vậy theo tác giả từ nay đến năm 2015 Công ty cần xác định rõ các quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển cụ thể, các giải pháp phù hợp để triển khai thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu. Cụ thể như sau:

3.1. Dự báo tình hình thị trường, khách hàng.

- Thế giới: cung và cầu tăng trưởng trong dài hạn và giá dầu sẽ phục hồi quanh mức 83USD/thùng. Năm 2009 đánh dấu một năm đầy biến động của nền kinh tế thế

giới và mở ra một hy vọng mới cho những năm sau năm 2010 khi có nhiều chuyên gia nhận định giai đoạn “khủng hoảng đã chạm đáy”. Về triển vọng trong dài hạn, OPEC dự báo mức tăng trưởng bình quân hàng năm của lượng cầu đối với dầu mỏ

là 1,24% trong giai đoạn từ năm 2010 - 2015. Đối với nguồn cung, dự báo nguồn cung thế giới sẽ tăng trưởng bình quân 1,5% hàng năm từ giai đoạn 2010 – 2015, và mức tăng bình quân 1,2% từ giai đoạn 2015 – 2020. Trong đó, nguồn cung thấp nhất trong năm 2009, tương ứng với mức giảm -1,8%. Điều này cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang thoát đáy trong giai đoạn cuối năm 2009 để bắt đầu xu hướng tăng trưởng tích cực hơn từ năm 2010. Đà tăng trưởng được kì vọng sẽ mạnh lên trong giai đoạn 2011-2013. Do nhu cầu dầu mỏ vẫn chưa tăng một cách chắc chắn trong năm 2010, cũng như những nước xuất khẩu dầu mỏ không thuộc OPEC vẫn chưa mở rộng nguồn cung ứng nên rất ít khả năng OPEC đẩy mạnh nguồn cung dầu mỏ trong năm 2010. Tuy nhiên, dù nguồn cung có bị kiềm giữ thì giá dầu vẫn phục hồi và được OPEC dự báo mức giá bình quân cho năm 2010 là 83USD/thùng. Thời

Tốc độ tăng trưởng nguồn cung dầu thô 0.31 0.87 -1.75 -1.71 1.83 2.6 2.29 2.25 1.2 1.2 1.2 1.2 1.2 -2 -1.5 -1 -0.5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 2007 2008 2009 2010f 2011f 2012f 2013f 2014f 2015f 2016f 2017f 2018f 2019f Năm % Tỷ thùng dầu

điểm chuyển tiếp sang năm 2011, lượng tiêu thụ dầu mỏ sẽ tăng trưởng hơn nữa và sẽ tạo điều kiện cho OPEC đẩy mạnh cung ứng.

Tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu thô

1.4 -0.13 -2.06 1.751.942.11 1.98 1.75 1.39 1.39 1.39 1.39 1.39 -2.5 -2 -1.5 -1 -0.5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 2007 2008 2009 2010f 2011f 2012f 2013f 2014f 2015f 2016f 2017f 2018f 2019f Năm % Tỷ thùng dầu

“Nguồn: Kế hoạch kinh doanh của PVD năm 2010”[10].

Sơđồ 3.1. Dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới

“Nguồn: Kế hoạch kinh doanh của PVD năm 2010”[10].

Sơđồ 3.2. Dự báo tốc độ tăng trưởng nguồn cung dầu thô thế giới - Việt Nam: trữ lượng dầu khí xếp thứ nhì trong khu vực Đông Nam Á và tiềm năng khai thác lớn. Theo báo cáo thống kê của tập đoàn BP vừa qua thì trữ lượng dầu mỏ và khí đốt của Việt Nam đến cuối năm 2008 vào khoảng 4,73 tỷ thùng dầu và 560 tỷ m3 khí. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ

nhì trong khu vực về trữ lượng dầu thô, chỉ sau Malaysia với trữ lượng 5,5 tỷ thùng dầu. Tuy nhiên, Việt Nam lại là nước có hệ số trữ lượng trên sản xuất (hệ số R/P – Reserves/Production, R/P: chỉ số năm khai thác còn lại của một nguồn tài nguyên không tái tạo) cao nhất trong khu vực cũng nhưở mức khá cao trên thế giới với hệ

số R/P của dầu thô là 41 lần và hệ số R/P của khí đốt là 70 lần.

Bảng 3.1. Trữ lượng dầu trên thế giới qua các năm

Trữ lượng dầu Cuối năm 1988 Cuối năm 1998 Cuối năm 2007 Cuối năm 2008 Ngàn triệu thùng Ngàn triệu thùng Ngàn triệu thùng Ngàn triệu tấn Ngàn triệu thùng Tỷ trọng Hệ số R/P Úc 3,4 4,1 4,2 0,5 4,2 0,3% 20,4 Brunei 1,2 1 1,1 0,1 1,1 0,1% 16,9 Trung Quốc 17,3 17,4 16,1 2,1 15,5 1,2% 11,1 Ấn Độ 4,5 5,4 5,5 0,8 5,8 0,5% 20,7 Indonesia 9 5,1 4 0,5 3,7 0,3% 10,2 Malaysia 3,4 4,7 5,5 0,7 5,5 0,4% 19,8 Thái Lan 0,1 0,4 0,5 0,1 0,5 3,9 Việt Nam 0,1 1,9 3,4 0,6 4,7 0,4% 40,8

Các nước Châu Á Thái Bình Dương Khác

1 1,3 1,1 0,1 1,1 0,1% 12,8

Tổng Cộng 39,9 41,3 5,6 42 3,3% 14,5

“Nguồn: Báo cáo thường niên của PVD năm 2009” [11]. - Thị trường giàn khoan khu vực Đông Nam Á: Theo PVN, Đông Nam Á là khu vực giàu nguồn hydrocacbon. Khu vực hình thành nguồn này bao gồm các nước Brunei, Burma, Cambodia, Timor-Leste, Indonesia, Lào, Malaysia, Papua New Guinea, Philippines, Singapore, Thái lan và Việt Nam. Khu vực ngoài khơi có nhiều nguồn hydrocacbon ở khu vực Đông Nam Á là vùng nước nông và gần bờ. Chính vì tính chất địa lý như thế, Đông Nam Á là khu vực có số giàn khoan hoạt

sự bùng nổ xây dựng các giàn khoan. Những hãng đóng giàn khoan lớn như

Keppel, Jurong và PPL là nơi đang đóng mới nhiều giàn khoan cho khu vực.

Tuy nhiên, đi kèm theo sự bùng nổ đó là sự mất cân đối trong nguồn cung và cầu. Hiện nay, trong khu vực có 64 giàn khoan gồm có 3 tàu khoan, 13 giàn khoan nửa nổi nửa chìm và 48 giàn khoan tự nâng. Nhưng nhu cầu về giàn khoan lại ở

mức thấp đáng kể, đặc biệt đối với giàn tự nâng, với nhu cầu có 35 giàn tự nâng, 9 giàn khoan nửa nổi nửa chìm và 2 tàu khoan. Điều này khiến hiệu suất sử dụng giàn khoan biển trong khu vực giảm xuống chỉ còn khoảng 75%. Tuy nhiên, thị trường giàn khoan Việt Nam vẫn sôi động, nhu cầu về giàn khoan vẫn lớn hơn nguồn cung giàn khoan.

Ngoài ra, cùng với những tác động khó lường của khủng hoảng kinh tế thế giới và sự mất cân đối nguồn cung và cầu trên thị trường khoan, giá cho thuê giàn khoan cũng bị áp lực và sụt giảm mạnh, cụ thể, giá cho thuê giàn khoan ở khu vực giảm còn khoảng 120.000 USD đến 130.000 USD/ngày. Riêng đối với thị trường khoan Việt Nam, giá cho thuê giàn khoan nằm trong khoảng 130.000 USD - 150.000 USD/ngày. Vì thế, trong khi những yếu tố cơ bản cho thị trường khoan của giàn tự

nâng là không thay đổi thì việc tìm kiếm hoạt động cho các giàn tự nâng này có nhiều thử thách hơn khi mà có sự sụt giảm giá dầu và hạn hẹp ngân sách cho tìm kiếm thăm dò dầu khí, tạo ra nhiều áp lực hơn cho cả hiệu suất hoạt động và giá thuê giàn trong khu vực. Tuy nhiên, riêng đối với thị trường Việt Nam, trong đó PV Drilling là nhà cung cấp dịch vụ khoan duy nhất ở trong nước có năng lực và kinh nghiệm tốt, được sự hỗ trợ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thì với những triển vọng khá lớn của ngành dầu khí cùng với giá dầu thô đang dần phục hồi và ổn định, thì đây là một thị trường nhiều cơ hội và đầy tiềm năng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)