Định hướng phát triển kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 71 - 73)

ACB từ năm 2009 thực hiện chiến lược quản lý tốt, lợi nhuận hợp lý, tăng trưởng bền vững. Với tốc độ tăng trưởng GDP cĩ chậm lại, hoạt động của ngành ngân hàng nhất định sẽ bị ảnh hưởng. Do đĩ, ACB chủ trương tăng trưởng trong tầm kiểm sốt, và chỉ tăng trưởng nếu kiểm sốt được rủi ro. Tuy nhiên, với kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh, độ ổn định và năng lực tài chính, kỹ năng quản lý rủi ro...,ACB tiếp tục duy trì vị thế hàng đầu của mình trong hệ thống NHTMCP Việt Nam, và thu hẹp khoảng cách về quy mơ so với các ngân hàng thương mại nhà nước.

Với phương châm hành động “ Tăng trưởng nhanh – Quản lý tốt – Hiệu quả cao”, ACB quyết tâm và nỗ lực phấn đấu để đến năm 2015 trở thành 1 trong 4 ngân hàng và tới năm 2020 trở thành 1 trong 3 ngân hàng cĩ quy mơ lớn nhất, hoạt động an tồn và hiệu quả ở Việt Nam.

Để đảm bảo năng lực quản lý vận hành hiệu quả mộtngân hàng lớn mà ACB cĩ tham vọng đạt tới, ACB sẵn sàng chấp nhận các thay đổi cần thiết để cĩ thể sớm đưa các chuẩn mực và thơng lệ quốc tế tốt nhất vào áp dụng trong quản trị, điều hành ngân hàng, phù hợp với các điều kiện cụ thể của ACB và thị trường Việt Nam.

Với những tham vọng như trên, mục tiêu cụ thể của ACB là đưa thị phần huy động của ACB từ mức 7% hiện nay lên hơn 10% và thị phần cho vay từ 4.5% hiện nay lên 7% vào năm 2015. Đến năm 2015 ACB sẽ cĩ quy mơ tổng tài sản 900 ngàn tỷ và lợi nhuận trước thuế từ 12 đến 15 ngàn tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn cấp I và vốn cấp II sẽ ở mức 40 ngàn tỷ đồng, trong đĩ vốn cấp I tối thiểu ở mức 27 ngàn tỷ đồng. ACB sẽ là ngân hàng được các khách hàng ưu tiên lựa chọn để thiết lập quan hệ lâu dài và là nơi các cán bộ ngân hàng cĩ năng lực lựa chọn để lập nghiệp.

ACB ưu tiên phát triển hoạt động ở khu vực thành thị, trước hết là các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội; đồng thời ACB sẽ từng bước tiếp tục tăng sự hiện diện ra các tỉnh thành phố trong cả nước, theo hướng mở rộng hoạt động ở khu vực đơ thị của các tỉnh thành nằm dọc theo trục giao thơng Bắc – Nam (Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên) và một số đơ thị lớn khu vực miền Đơng và miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh việc phát triển hoạt động thị trường trong nước, trong tương lai ACB cĩ thể xem xét khả năng mở rộng hoạt động ra một số nước trong khu vực.

Trong triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015, thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam sẽ ngày càng phát triển rộng. Với mục tiêu trở thành một trong nhữngngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, bên cạnh việc tiếp tục duy trì ưu tiên cho các phân khúc thị trường truyền thống, ACB cần nâng cao năng lực để trở thành một ngân hàng hoạt động đa năng, trên các phân khúc thị trường rộng hơn, đáp ứng đầy đủ hơn các nhu cầu về sản phẩm dịch vụngân hàng của các khách hàng đa dạng hơn.

Cùng với việc mở rộng các phân khúc khách hàng mục tiêu, ACB cần tập trung xây dựng quan hệ khách hàng ngày càng cĩ chiều sâu và bền vững, trên cơ sở chất lượng dịch vụ cao, sản phẩm đa dạng trên nền tảng cơng nghệ hiện đại, hoàn thiện cơ cấu tổ chức để nâng cao năng lực quản lý rủi ro, tăng năng suất vận hành, trên cơ sở đĩ, nâng cao hiệu quả kinh doanh củangân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 71 - 73)