Giải pháp đầu tư và thu hút vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 81 - 82)

2. Mục đích và nội dung nghiên cứu

3.3.5 Giải pháp đầu tư và thu hút vốn đầu tư

3.3.5.1 Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch; ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch tổng hợp, khu du lịch chuyên đề, các điểm du lịch tiềm năng ở các vùng sâu vùng xa.

3.3.5.2 Thực hiện xã hội hoá phát triển du lịch khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn

hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như các hình thức BOT, BTO,BT...

3.3.5.3 Có chính sách, giải pháp tạo và sử dụng vốn phát triển du lịch,

huy động các nguồn vốn để giải quyết được nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP du lịch của tỉnh, huy động các nguồn lực, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và nguồn vốn nước ngoài để tiếp tục hoàn thiện hạ tầng giao thông, đưa vào khai thác hệ thống giao thông liên tỉnh phục vụ cho yêu cầu liên kết, phát triển tua, tuyến, điểm giữa du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng với các địa phương trong khu vực.

3.3.6 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch và tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)