Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 52 - 54)

2. Mục đích và nội dung nghiên cứu

2.6Đào tạo nguồn nhân lực

Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch thời gian qua đã rất được chú trọng. Tuy vậy do hoàn cảnh khó khăn chung, hiệu quả mang lại chưa cao. Qua thực tế phát triển, tình trạng lao động ngành như sau:

• Tỷ lệ lao động được đào tạo trong khối doanh nghiệp tư nhân chiếm 0,7%. • Tỷ lệ lao động được đào tạo trong khối doanh nghiệp nhà nước chiếm

55,8%.

• Tỷ lệ lao động được đào tạo trong khối liên doanh chiếm 72,3%.

• Tỷ lệ lao động được đào tạo trong các nhà khách của các cơ quan đoàn thể Trung ương và địa phương chiếm 9,5 %.

• Tỷ lệ lao động được đào tạo trong các chi nhánh du lịch của các tỉnh đóng tại Lâm Đồng chiếm 30,8 %.

Chính vì vậy, về chất lượng lao động vẫn còn nhiều điều đáng bàn, hiện chưa có được đội ngũ lao động được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống. Trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ... chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Mặc dù vậy, trong một chừng mực nhất định các doanh nghiệp du lịch nhà nước cũng đã lên kế hoạch phối hợp với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ sở đào tạo du lịch trong cả nước đào tạo lại cán bộ nên bước đầu chất lượng lao động trong du lịch Lâm Đồng dần dần từng bước được nâng cao góp phần củng cố hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Trong số lao động du lịch được đào tạo thì tỷ lệ có trình độ trung cấp trở lên cũng còn rất thấp. Gần 90% số lao động đã được đào tạo chỉ qua các lớp nghiệp vụ bồi dưỡng ngắn hạn trong vài tuần, vài tháng. Đáng chú ý là đội ngũ hướng dẫn viên, lễ tân có trình độ về ngoại ngữ, về địa lý và lịch sử địa phương còn rất ít. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, doanh nghiệp xây dựng phương án phối hợp tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch phục vụ nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài; đồng thời quy định chuẩn hóa đội ngũ lao động được đào tạo đối với các doanh nghiệp du lịch. Từ năm 2006 đến nay, đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức về du lịch và nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho trên 1.000 lượt học viên là lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch, cán bộ quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn.

Ngành du lịch đã triển khai công tác điều tra, thống kê trình độ nguồn nhân lực của ngành du lịch, đồng thời dự báo nguồn nhân lực đáp ứng cho các dự án du lịch đang xây dựng để lập kế hoạch phối hợp với các trường đào tạo trên địa bàn tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong toàn ngành.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 6 trường có đào tạo ngành du lịch từ bậc công nhân lành nghề cho đến đại học, gồm: Trường trung cấp Du lịch Đà Lạt, Trường

trung học Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng, Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt, Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt, Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học dân lập Yersin - Đà Lạt. Hàng năm, các cơ sở đào tạo này đào tạo khoảng 500 sinh viên, học viên chuyên ngành du lịch (hệ dài hạn) và tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho hàng ngàn lao động du lịch địa phương và các khu vực lận cận, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.

Nhìn chung trong những năm qua, công tá c đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch đã được thực hiện tốt, nâng cao chất lượng đội ngũ trong ngành lao động; hiện nay trong toàn ngành có trên 40% lao động đã qua đào tạo. Tuy nhiên, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực còn gặp nhiều khó khăn, chỉ tập trung ở các khách sạn cao cấp, doanh nghiệp nhà nước… trình độ ngoại ngữ còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 52 - 54)