Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 67 - 68)

2. Mục đích và nội dung nghiên cứu

3.2.2.2Mục tiêu cụ thể

- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu:

Phấu đấu tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực du lịch đạt cao hơn mức tăng trưởng bình quân của ngành dịch vụ, thời kỳ 2011-2015 tăng 18,5%/năm , thời kỳ 2016-2020 đạt 16,8%, đến năm 2010 giá trị GDP du lịch năm 2010 đạt khoảng 1.158 tỷ đồng tương đương gần 70 triệu USD; năm 2015 đạt khoảng 3.400 tỷ đồng tương đương 180 triệu USD và năm 2020 đạt khoảng 9.700 tỷ đồng tương đương 500 triệu USD.

Nâng tỷ trọng lĩnh vực du lịch từ 4,4% năm 2005 lên 5% vào năm 2010 và 9% vào năm 2020. Từng bước đư a du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh

- Khách du lịch: Tăng cường thu hút khách du lịch.

- Năm 2010 đón khoảng 3.000 ngàn lượt khách, trong đó 160-170 ngàn lượt khách quốc tế và 2,8 triệu lượt khách nội địa;;

- Năm 2015 đón khoảng 4.500 ng àn lượt khách, trong đó 280 -300 ngàn lượt khách quốc tế và 4,0 triệu lượt khách nội địa; lượng khách tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt 8,6%.

- Năm 2020 đón khoảng 6.500 ngàn lượt khách, trong đó 500 ngàn lượt khách quốc tế và 6.000 ngàn lượt khách nội địa; lượng khách tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt 7,7%.

- Thu nhập xã hội từ du lịch: Thực hiện các giải pháp tổng hợp để tăng mức

chi tiêu trung bình của khách nhằm tăng thu nhập xã hội từ du lịch, đến năm

triệu USD, chiếm 19% tổng GDP toàn tỉnh, đến năm 2020 đạt khoảng 30.000 tỷ đồng tương đương 1.500 triệu USD, chiếm 22,3 % tổng GDP toàn tỉnh,

- Thu nhập từ du lịch:Nâng cao nguồn thu từ du lịch. Phấn đấu năm 2010 doanh thu du lịch đạt khoảng 1.700 tỷ đồng tương đương 100 triệu USD, năm 2015 đạt khoảng 5.000 tỷ đồng tương đương 260 triệu USD; năm 2020 đạt khoảng 13.000 tỷ đồng tương đương 650 triệu USD.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp h thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; các khu du lịch; các tuyến, điểm du lịch, các loại hình và sản phẩm du lịch... Bảo đảm đến năm 2010 phát triển cơ sở lưu trú đạt khoảng 13,3 ngàn phòng khách sạn, trong đó có 40% đạt tiêu chuẩn xếp hạng (với 5% đạt từ 3 - 5 sao); năm 2015 là 25 ngàn phòng, trong đó có 50% xếp hạng (với 20% đạt 3 - 5 sao); năm 2020: 50 ngàn phòng, trong đó có 70% được xếp hạng (với 40% đạt 3 - 5 sao); đến năm 2020 phát triển được 1 đô thị du lịch nghỉ mát hiện đại tầm cỡ khu vực, 2 khu du lịch tổng hợp và chuyên đề quốc gia, gần 20 khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương và nhiều điểm tham quan du lịch, khu vui chơi giải trí khác.

- Lao động và việc làm: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Phấn đấu đến năm 2010 toàn ngành du lịch Lâm Đồng có khoảng 41-42 ngàn lao động (trong đó 16-17 ngàn lao động trực tiếp và 25 ngàn lao động gián tiếp); năm 2015 đảm bảo khoảng 83-84 ngàn lao động (trong đó 36 ngàn lao động trực tiếp, và 47 ngàn lao động gián tiếp) và năm 2020 có khoảng 168 ngàn lao động (trong đó 76 ngàn lao động trực tiếp và 92 ngàn lao động gián tiếp).

(Xin xem bảng Tổng hợp và dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch trong

phụ lục 01đính kèm.)

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 67 - 68)